Công ty Cổ phần QTN Group
Sức khỏe an tâm - Niềm vui lan tỏa
Hotline: 0326848379 Hệ thống cửa hàng

Bệnh Basedow (Graves) là gì? Triệu chứng và nguyên nhân của Basedow?


: 02/08/2023 - 177

Bệnh Basedow hay Graves là một bệnh rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến việc sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp (Cường giáp). Có nhiều nguyên nhân gây ra Cường giáp nhưng bệnh Basedow (Graves) là nguyên nhân phổ biến nhất.

Hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, vì vậy các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Basedow có thể rất đa dạng. Bệnh Basedow có thể xảy ra bất kỳ ai, nhưng nó phổ biến hơn ở phụ nữ và những người dưới 40 tuổi. 

Mục tiêu điều trị chính là giảm lượng hormone tuyến giáp mà cơ thể sản xuất và giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Basedow là nguyên nhân phổ biến gây ra cường giáp.

1. Triệu chứng của Basedow

Vì Basedow là nguyên nhân phổ biến gây ra cường giáp nên những triệu chứng của bệnh này khá tương đồng với cường giáp, bao gồm:

- Lo lắng và cáu kỉnh.

- Tay hoặc ngón tay run nhẹ.

- Nhạy cảm với nhiệt và tăng tiết mồ hôi hoặc da ấm, ẩm.

- Giảm cân không chủ đích.

- Bướu cổ.

- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

- Rối loạn cương dương hoặc giảm ham muốn tình dục.

- Đi tiểu quá nhiều lần.

- Mắt lồi (bệnh nhãn khoa do Basedow).

- Mệt mỏi.

- Da dày, đỏ - thường là ở cẳng chân hoặc mu bàn chân (bệnh da liễu do Basedow).

- Nhịp tim nhanh hoặc không đều (đánh trống ngực).

- Rối loạn giấc ngủ.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Hãy đi khám bác sĩ Khi bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào ở trên để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Hãy tìm kiếm sự chăm sóc khẩn cấp nếu người bệnh đang gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến tim, chẳng hạn như nhịp tim nhanh hoặc không đều hoặc nếu bị giảm thị lực.

Mắt lồi là dấu hiệu của bệnh nhãn khoa do Basedow

2. Nguyên nhân của bệnh Basedow

Bệnh Basedow là do rối loạn trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, chưa rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Hệ miễn dịch thường tạo ra các kháng thể được thiết lập để tiêu diệt một loại vi rút, vi khuẩn hoặc chất lạ khác. Nhưng trong bệnh Basedow - vì những lý do chưa xác định rõ - hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể tấn công với một phần tế bào trong tuyến giáp - tuyến sản xuất hormone nằm ở cổ.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Basedow

Mặc dù ai cũng có thể mắc bệnh Basedow, nhưng những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

- Yếu tố di truyền: Nếu gia đình đã có tiền sử mắc bệnh Basedow, thì các thành viên trong gia đình sẽ dễ mắc chứng rối loạn này hơn.

- Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh Basedow hơn nam giới.

- Tuổi tác: Bệnh Basedow thường phát triển ở những người dưới 40 tuổi.

- Rối loạn tự miễn dịch khác: Những người mắc các rối loạn khác của hệ miễn dịch, chẳng hạn như bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc viêm khớp dạng thấp sẽ có nguy cơ cao hơn.

- Căng thẳng về tinh thần hoặc thể chất: Các vấn đề khiến bạn căng thẳng trong cuộc sống cũng có thể đóng vai trò là nguyên nhân khởi phát bệnh Basedow ở những người mang gen có nguy cơ mắc bệnh cao.

- Thai kỳ: Mang thai hoặc mới sinh con có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn này, đặc biệt là ở những phụ nữ có gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Hút thuốc: Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Basedow. Những người hút thuốc mắc bệnh Basedow cũng có nguy cơ mắc bệnh về mắt do Basedow cao hơn.

Phòng khám chuyên khoa ung bướu QTN với đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa ung bướu giàu kinh nghiệm, cung cấp các dịch vụ khám và điều trị các bệnh liên quan đến ung bướu đảm bảo hiệu quả, phương pháp hiện đại, an toàn, nhanh chóng, chi phí hợp lý, tư vấn tận tình, phù hợp với mọi người. Khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào của Basedow, hãy đến phòng khám QTN tại 23 Liền kề 8 - Tổng Cục V, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội để được khám chữa nhanh chóng, hiệu quả.

 


Chia sẻ :
Tin liên quan
Phương pháp điều trị Nội soi cho Ung thư Thực quản được sử dụng như thế nào? Ưu điểm của những phương pháp này là gì?
27/01/2024
Điều trị nội soi là một số phương pháp điều trị sử dụng ống nội soi được đưa vào cơ thể để ghi lại hình ảnh. Một đầu của ống có một đèn nhỏ và camera để quan sát bên trong, sau đó hình ảnh được gửi đến màn hình tivi. Điều này sẽ giúp bác sĩ thực hiện sinh thiết, điều trị hoặc các nhiệm vụ khác. Ống nội soi thường được đưa vào cơ thể qua miệng.
Ung thư Thực quản được chẩn đoán như thế nào?
16/01/2024
Ung thư thực quản là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản. Theo thống kê của Globocan 2020 tại Việt Nam, ung thư thực quản có tới hơn 3200 ca mắc mới, và hơn 3000 ca tử vong. Bệnh có tỷ lệ xảy ra ở nam giới cao gấp nhiều lần nữ giới.
Ung thư Thực quản có mấy loại? Nguy cơ và biến chứng của Ung thư Thực quản như thế nào?
12/01/2024
Ung thư thực quản được phân loại theo loại tế bào có liên quan. Loại ung thư thực quản mà bệnh nhân mắc phải sẽ giúp xác định các lựa chọn điều trị khác nhau. Các loại ung thư thực quản bao gồm:
Lưu ý sử dụng thuốc sau khi Phẫu thuật Tuyến giáp
11/01/2024
Tuyến giáp đóng vai trò rất quan trọng, do đó khi bị cắt bỏ do các nguyên nhân có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể. Hầu hết bệnh nhân sau cắt tuyến giáp đều cần sử dụng thuốc hỗ trợ kéo dài. Vậy thuốc uống sau mổ tuyến giáp là gì và cần sử dụng như thế nào? Cùng xem câu trả lời của bác sĩ Nguyễn Văn Thái nhé.
Những điều cần biết về Ung thư Thực quản? Triệu chứng của bệnh là gì?
10/01/2024
Ung thư thực quản là ung thư xảy ra ở thực quản – một ống rỗng dài trong ngực chạy từ cổ họng đến dạ dày. Thực quản là dẫn thức ăn từ hầu đến dạ dày của ống tiêu hóa.
LÝ GIẢI VỀ PHÌNH GIÁP ĐA HẠT (BƯỚU GIÁP ĐA NHÂN)
09/01/2024
Nhân giáp (thyroid nodule, còn gọi là hạt giáp, nốt tuyến giáp) là một tổn thương ở tuyến giáp, khác biệt về mặt hình ảnh với nhu mô tuyến giáp bình thường xung quanh.
Chat Messenger Chat Zalo