Công ty Cổ phần QTN Group
Sức khỏe an tâm - Niềm vui lan tỏa
Hotline: 0326848379 Hệ thống cửa hàng

BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT


: 01/09/2023 - 149

Tại bệnh viện Mắt Trung ương chỉ trong 1 tháng trở lại đây, ghi nhận gần 2.600 ca đau mắt đỏ trong tháng 7 vừa rồi; tháng 8, Bệnh viện ghi nhận hơn 2.400 ca bệnh.

Đau mắt đỏ là một trong những bệnh lý thường gặp ở mắt, tuy không quá nguy hiểm nhưng gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. 

Hiện nay, tình hình bệnh đau mắt đỏ đang có chiều hướng gia tăng với diễn biến phức tạp. Theo Sở Y tế Hà Nội, bệnh đau mắt đỏ đã bắt đầu vào mùa, Tại bệnh viện Mắt Trung ương chỉ trong 1 tháng trở lại đây, ghi nhận gần 2.600 ca đau mắt đỏ trong tháng 7 vừa rồi; tháng 8, Bệnh viện ghi nhận hơn 2.400 ca bệnh. Tại bệnh viện Nhi Trung ương, khoa Mắt của Bệnh viện cũng đã tiếp nhận gần 50 ca viêm kết mạc cấp (đau mắt đỏ). Trong đó, có 10-20% trẻ gặp biến chứng nặng như có giả mạc cần bóc, bị trợt giác mạc (trầy xước giác mạc).

  1. Thế nào là đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là tình trạng viêm màng trong suốt lót mí mắt và nhãn cầu. Màng này được gọi là kết mạc. Khi các mạch máu nhỏ ở kết mạc bị sưng lên và bị kích thích, chúng sẽ lộ rõ hơn. Đây là nguyên nhân khiến lòng trắng của mắt có màu đỏ hoặc hồng. Đau mắt đỏ còn được gọi là viêm kết mạc.

  1. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ thường do nhiễm vi-rút gây ra, 80% là Adenovirus, ngoài ra có thể gặp do các nguyên nhân khác như virus Herpes, Thủy đậu, Poxvirus… Nó cũng có thể do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, phản ứng dị ứng hoặc ống dẫn nước mắt chưa mở hoàn toàn ở trẻ sơ sinh.

Mặc dù đau mắt đỏ có thể gây khó chịu nhưng nó hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Việc điều trị có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của đau mắt đỏ. Vì đau mắt đỏ có thể lây lan nên việc chẩn đoán sớm và thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhất định có thể giúp hạn chế sự lây lan của bệnh.

  1. Các triệu chứng của đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh về mắt thường gặp với những biểu hiện đặc trưng ngứa, đỏ mắt

Bệnh đau mắt đỏ thường khởi phát từ 3-7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, Các triệu chứng đau mắt đỏ phổ biến nhất bao gồm:

- Xung huyết kết mạc (Đỏ mắt) ở một hoặc cả hai mắt.

- Ngứa ở một hoặc cả hai mắt.

- Cảm giác khó chịu ở một hoặc cả hai mắt.

- Mắt có nhiều ghèn rỉ (có thể rỉ trắng, tiết tố dính nếu bệnh do virus, hoặc có thể rỉ xanh – vàng nếu do bội nhiễm vi khuẩn) ở một hoặc cả hai mắt tạo thành lớp vảy trong đêm, có thể khiến mắt không mở được vào buổi sáng.

- Có vết rách ở kết mạc.

- Nhạy cảm với ánh sáng.

Ở trẻ nhỏ có thể đi kèm triệu chứng viêm mũi, họng, viêm đường hô hấp, sốt…

  1. Điều trị bênh Đau mắt đỏ

Tùy vào nguyên nhân gây đau mắt đỏ, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp:

  • Đau mắt đỏ do virus: Bệnh tự khỏi sau vài ngày. Người bệnh có thể tự chườm lạnh để giảm triệu chứng phù nề; rửa mặt bằng nước muối sinh lý (natriclorit 0,9%) và nhỏ nước mắt nhân tạo. Nếu bị dử mắt nên đến bác sĩ khám và được hướng dẫn điều trị.
  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để khám - kê đơn - hướng dẫn điều trị (vệ sinh mắt, thuốc kháng sinh, chống viêm ...)
  • Đau mắt đỏ do dị ứng: Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nếu biết; bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ hoặc thuốc uống giảm tình trạng dị ứng; Nhỏ nước mắt nhân tạo để giảm cảm giác ngứa.

Bệnh đau mắt đỏ ở nhiều người có thể nhẹ và không cần đi khám. Tuy nhiên khi tình trạng này nghiêm trọng và dai dẳng, gây đau mắt dữ dội, cảm giác có vật gì đó mắc kẹt trong mắt, mờ mắt và nhạy cảm với ánh sáng không khỏi, bệnh nhân cần đi khám để điều trị. 

  1. Dự phòng bệnh Đau mắt đỏ

  • Phòng bệnh

Sử dụng khăn, vật dụng cá nhân riêng trong gia đình và nơi làm việc; Không dụi mắt, Rửa tay thường xuyên đặc biệt sau khi ở nơi công cộng; Sử dụng dung dịch vệ sinh tay; Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài; Bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, A, E...

Những người đeo kính áp tròng cần ngừng đeo kính áp tròng ngay khi các triệu chứng đau mắt đỏ bắt đầu. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng không thuyên giảm trong vòng 12 đến 24 giờ, hãy hẹn gặp bác sĩ nhãn khoa để đảm bảo bệnh nhân không bị nhiễm trùng mắt nghiêm trọng hơn liên quan đến việc sử dụng kính áp tròng.

  • Tránh lây lan bệnh

Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh nên nghỉ học hoặc nghỉ làm vài ngày cho đến khi khỏi hẳn để tránh lây bệnh ra cộng đồng; Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, không nên để đầu lọ thuốc chạm vào mắt và lông mi vì sẽ làm vi khuẩn bám vào lọ thuốc

  1. Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị bệnh đau mắt đỏ

Thực phẩm NÊN ĂN

  • Thực phẩm giàu vitamin A: có nhiều trong cá, gan động vật, khoai lang, bí ngô, rau có màu xanh đậm, cà chua, ớt chuông xanh, sản phẩm từ sữa…
  • Thực phẩm giàu vitamin K: được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm quen thuộc như trứng, cà rốt, dưa chuột, cần tây, măng tây, rau xà lách, bông cải xanh…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: các loại quả như đu đủ, dâu tây, kiwi, xoài, cải xanh, ớt chuông…
  • Thực phẩm giàu vitamin B: thịt gà, trứng, cá hồi, gan động vật, bông cải xanh, nấm, các loại hạt và các loại đậu…

Thực phẩm NÊN KIÊNG

  • Thực phẩm có mùi tanh nồng như tôm, cua, ốc, cá mè…
  • Thực phẩm có chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước uống có gas
  • Thực phẩm có tính nóng như ớt, tỏi, thịt dê…
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm như mỡ động vật, rau muống…
  • Phương pháp phòng ngừa lây lan
  • Không dùng chung khăn lau
  • Không chạm tay vào mắt
  • Rửa tay thường xuyên
  • Thay vỏ gối hoặc giặt sạch vỏ gối trong nước nóng
  • Không dùng chung đồ trang điểm (nhất là mỹ phẩm dành cho mắt)
  • Trường hợp bệnh lý dai dẳng, không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để điều chỉnh toa thuốc hay có giải pháp chữa trị bệnh đau mắt đỏ phù hợp hơn.

Vì đau mắt đỏ là bệnh lây nhiễm, cách tốt nhất để phòng tránh bị đau mắt đỏ là tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. MALO QT là thực phẩm bảo vệ sức khỏe phù hợp nhất cho hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, có thể sử dụng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên với những thành phần quý như:

- Cao hoàng kỳ giúp chống oxy hóa, bảo vệ tế bào, chống viêm, điều hòa miễn dịch.

- Nấm vân chi giúp chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, làm giảm triệu chứng các bệnh tự miễn.

- Cao bùm bụp cung cấp nhiều vitamin C và các khoáng chất quan trọng.

- Thymomodulin giúp tăng hấp thu dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch.

MALO QT là thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp tăng cường miễn dịch đã được cấp phép bởi Bộ Y tế, dùng cho người lớn và trẻ nhỏ từ 6 tuổi. Sản phẩm có tác dụng làm tăng sức đề kháng, phòng tránh nguy cơ mắc đau mắt đỏ nói riêng và các bệnh lây nhiễm nói chung. Đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

MUA SẢN PHẨM TẠI ĐÂY.


Chia sẻ :
Tin liên quan
Phương pháp điều trị Nội soi cho Ung thư Thực quản được sử dụng như thế nào? Ưu điểm của những phương pháp này là gì?
27/01/2024
Điều trị nội soi là một số phương pháp điều trị sử dụng ống nội soi được đưa vào cơ thể để ghi lại hình ảnh. Một đầu của ống có một đèn nhỏ và camera để quan sát bên trong, sau đó hình ảnh được gửi đến màn hình tivi. Điều này sẽ giúp bác sĩ thực hiện sinh thiết, điều trị hoặc các nhiệm vụ khác. Ống nội soi thường được đưa vào cơ thể qua miệng.
Ung thư Thực quản được chẩn đoán như thế nào?
16/01/2024
Ung thư thực quản là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản. Theo thống kê của Globocan 2020 tại Việt Nam, ung thư thực quản có tới hơn 3200 ca mắc mới, và hơn 3000 ca tử vong. Bệnh có tỷ lệ xảy ra ở nam giới cao gấp nhiều lần nữ giới.
Ung thư Thực quản có mấy loại? Nguy cơ và biến chứng của Ung thư Thực quản như thế nào?
12/01/2024
Ung thư thực quản được phân loại theo loại tế bào có liên quan. Loại ung thư thực quản mà bệnh nhân mắc phải sẽ giúp xác định các lựa chọn điều trị khác nhau. Các loại ung thư thực quản bao gồm:
Lưu ý sử dụng thuốc sau khi Phẫu thuật Tuyến giáp
11/01/2024
Tuyến giáp đóng vai trò rất quan trọng, do đó khi bị cắt bỏ do các nguyên nhân có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể. Hầu hết bệnh nhân sau cắt tuyến giáp đều cần sử dụng thuốc hỗ trợ kéo dài. Vậy thuốc uống sau mổ tuyến giáp là gì và cần sử dụng như thế nào? Cùng xem câu trả lời của bác sĩ Nguyễn Văn Thái nhé.
Những điều cần biết về Ung thư Thực quản? Triệu chứng của bệnh là gì?
10/01/2024
Ung thư thực quản là ung thư xảy ra ở thực quản – một ống rỗng dài trong ngực chạy từ cổ họng đến dạ dày. Thực quản là dẫn thức ăn từ hầu đến dạ dày của ống tiêu hóa.
LÝ GIẢI VỀ PHÌNH GIÁP ĐA HẠT (BƯỚU GIÁP ĐA NHÂN)
09/01/2024
Nhân giáp (thyroid nodule, còn gọi là hạt giáp, nốt tuyến giáp) là một tổn thương ở tuyến giáp, khác biệt về mặt hình ảnh với nhu mô tuyến giáp bình thường xung quanh.
Chat Messenger Chat Zalo