Công ty Cổ phần QTN Group
Sức khỏe an tâm - Niềm vui lan tỏa
Hotline: 0326848379 Hệ thống cửa hàng

Cường giáp gây ra biến chứng gì? Chữa trị bệnh cường giáp như thế nào?


: 24/07/2023 - 139

1. Biến chứng của bệnh cường giáp

Cường giáp có thể dẫn đến các biến chứng sau:

Vấn đề tim mạch

Các biến chứng về tim mạch là biến chứng nghiêm trọng nhất đối với bệnh nhân cường giáp, bao gồm:

- Rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

- Suy tim sung huyết, tình trạng tim không thể lưu thông đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Giòn xương

Cường giáp không được điều trị có thể dẫn đến xương yếu, giòn. Tình trạng này được gọi là loãng xương. Xương khỏe mạnh phụ thuộc một phần vào lượng canxi và các khoáng chất khác trong xương. Hormon tuyến giáp hoạt động quá mức làm cản trở hoạt động của canxi và xương, hạn chế hấp thu canxi vào xương.

Vấn đề về thị lực

Một số bệnh nhân cường giáp có thể dẫn đến các bệnh lý về mắt liên quan đến tuyến giáp (Thyroid Eye Disease - TED). Những người hút thuốc thường dễ gặp các biến chứng về thị lực. Biến chứng này ảnh hưởng đến các cơ và các mô khác quanh mắt.

Các triệu chứng của bệnh lý mắt liên quan đến tuyến giáp bao gồm:

- Mắt lồi.

- Cảm giác cộm trong mắt.

- Áp lực hoặc đau trong mắt.

- Mí mắt sưng húp hoặc co lại.

- Mắt đỏ hoặc viêm.

- Nhạy cảm với ánh sáng.

- Song thị.

Các vấn đề về mắt không được điều trị có thể gây giảm thị lực.

Da đổi màu, sưng tấy

Một số ít trường hợp, những người mắc Basedow sẽ xuất hiện bệnh về da do tuyến giáp. Điều này làm cho da thay đổi màu sắc và sưng lên, thường ở cẳng chân và bàn chân, được gọi là phù niêm trước xương chày.

Nhiễm độc tuyến giáp 

Tình trạng hiếm gặp này còn được gọi là bão giáp, là biến chứng nặng nhất của cường giáp. Cường giáp làm tăng nguy cơ nhiễm độc giáp. Nó gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, đôi khi đe dọa tính mạng người bệnh - cần phải được cấp cứu kịp thời. Các triệu chứng có thể bao gồm:

- Sốt.

- Tim đập nhanh.

- Buồn nôn.

- Nôn mửa.

- Tiêu chảy.

- Mất nước.

- Lú lẫn.

- Mê sảng.

Vấn đề ở mắt là biến chứng dễ nhận biết của cường giáp

2. Phương pháp điều trị bệnh cường giáp

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh cường giáp. Phương pháp phù hợp nhất sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe của từng bệnh nhân. Bên cạnh đó, cần cân nhắc nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, sự ưu tiên của bệnh nhân  để đưa ra kế hoạch điều trị hợp lý. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

- Thuốc kháng giáp: Những loại thuốc này từ từ làm dịu các triệu chứng của cường giáp bằng cách ngăn chặn tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone. Thuốc kháng giáp bao gồm methimazole và propylthiouracil. Các triệu chứng của bệnh thường bắt đầu cải thiện trong vòng vài tuần đến vài tháng sau khi dùng thuốc.

Điều trị bằng thuốc kháng giáp thường kéo dài từ 12 đến 18 tháng. Sau đó, có thể giảm liều từ từ hoặc ngừng thuốc nếu các triệu chứng biến mất và kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ hormone tuyến giáp đã trở lại mức bình thường. Đối với một số trường hợp, thuốc kháng giáp giúp bệnh nhân thuyên giảm lâu dài. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị tái phát sau khi sử dụng phương pháp này.

Sử dụng hai loại thuốc trên có thể gây ra tổn thương gan (nghiêm trọng), tuy nhiên, rất hiếm gặp. Propylthiouracil đã gây ra nhiều trường hợp tổn thương gan hơn nên nó thường chỉ được sử dụng khi không thể dùng methimazole. Một số ít trường hợp có thể bị dị ứng với các loại thuốc này gây ra phát ban, nổi mề đay, sốt hoặc đau khớp, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. 

- Thuốc chẹn beta: Những loại thuốc này không ảnh hưởng đến mức độ hormone tuyến giáp nhưng chúng có thể làm giảm các triệu chứng của cường giáp, chẳng hạn như run và tim đập nhanh. Đôi khi, chúng được sử dụng để giảm bớt các triệu chứng cho đến khi hormone tuyến giáp gần đạt mức bình thường. Những loại thuốc này thường không được khuyến cáo cho những người mắc bệnh hen suyễn. Tác dụng phụ nhóm thuốc này có thể bao gồm mệt mỏi và các vấn đề tình dục.

- Liệu pháp i-ốt phóng xạ: Phương pháp điều trị này dùng đường uống và làm cho tuyến giáp co lại. Khi sử dụng phương pháp này, các triệu chứng thường giảm bớt trong vòng vài tháng. I-ốt phóng xạ thường làm cho tuyến giáp hoạt động chậm lại và kém đi, gây ra suy giáp. Do đó, theo thời gian, bệnh nhân có thể phải dùng thuốc để thay thế hormone tuyến giáp.

- Cắt bỏ tuyến giáp: Đây là phương pháp phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Nó không được sử dụng thường xuyên để điều trị cường giáp nhưng có thể là một lựa chọn cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho những người không thể dùng thuốc kháng giáp và không muốn hoặc không thể dùng liệu pháp i-ốt phóng xạ. Rủi ro của phẫu thuật này bao gồm tổn thương dây thanh âm và tuyến cận giáp - tuyến giúp kiểm soát nồng độ canxi trong máu.

Những người đã phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc điều trị bằng i-ốt phóng xạ cần điều trị suốt đời bằng thuốc Levothyroxine (Levoxyl, Synthroid,...) để cung cấp cho cơ thể các hormon tuyến giáp. Nếu các tuyến cận giáp bị cắt bỏ trong khi phẫu thuật, cần sử dụng thuốc để giữ cho lượng canxi trong máu ở mức phù hợp.

Phòng khám chuyên khoa Ung bướu QTN với đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa ung bướu giàu kinh nghiệm, cung cấp các dịch vụ khám và điều trị các bệnh liên quan đến ung bướu đảm bảo hiệu quả, phương pháp hiện đại, an toàn, chi phí hợp lý, tư vấn tận tình, phù hợp với mọi đối tượng.

 


Chia sẻ :
Tin liên quan
Phương pháp điều trị Nội soi cho Ung thư Thực quản được sử dụng như thế nào? Ưu điểm của những phương pháp này là gì?
27/01/2024
Điều trị nội soi là một số phương pháp điều trị sử dụng ống nội soi được đưa vào cơ thể để ghi lại hình ảnh. Một đầu của ống có một đèn nhỏ và camera để quan sát bên trong, sau đó hình ảnh được gửi đến màn hình tivi. Điều này sẽ giúp bác sĩ thực hiện sinh thiết, điều trị hoặc các nhiệm vụ khác. Ống nội soi thường được đưa vào cơ thể qua miệng.
Ung thư Thực quản được chẩn đoán như thế nào?
16/01/2024
Ung thư thực quản là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản. Theo thống kê của Globocan 2020 tại Việt Nam, ung thư thực quản có tới hơn 3200 ca mắc mới, và hơn 3000 ca tử vong. Bệnh có tỷ lệ xảy ra ở nam giới cao gấp nhiều lần nữ giới.
Ung thư Thực quản có mấy loại? Nguy cơ và biến chứng của Ung thư Thực quản như thế nào?
12/01/2024
Ung thư thực quản được phân loại theo loại tế bào có liên quan. Loại ung thư thực quản mà bệnh nhân mắc phải sẽ giúp xác định các lựa chọn điều trị khác nhau. Các loại ung thư thực quản bao gồm:
Lưu ý sử dụng thuốc sau khi Phẫu thuật Tuyến giáp
11/01/2024
Tuyến giáp đóng vai trò rất quan trọng, do đó khi bị cắt bỏ do các nguyên nhân có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể. Hầu hết bệnh nhân sau cắt tuyến giáp đều cần sử dụng thuốc hỗ trợ kéo dài. Vậy thuốc uống sau mổ tuyến giáp là gì và cần sử dụng như thế nào? Cùng xem câu trả lời của bác sĩ Nguyễn Văn Thái nhé.
Những điều cần biết về Ung thư Thực quản? Triệu chứng của bệnh là gì?
10/01/2024
Ung thư thực quản là ung thư xảy ra ở thực quản – một ống rỗng dài trong ngực chạy từ cổ họng đến dạ dày. Thực quản là dẫn thức ăn từ hầu đến dạ dày của ống tiêu hóa.
LÝ GIẢI VỀ PHÌNH GIÁP ĐA HẠT (BƯỚU GIÁP ĐA NHÂN)
09/01/2024
Nhân giáp (thyroid nodule, còn gọi là hạt giáp, nốt tuyến giáp) là một tổn thương ở tuyến giáp, khác biệt về mặt hình ảnh với nhu mô tuyến giáp bình thường xung quanh.
Chat Messenger Chat Zalo