Công ty Cổ phần QTN Group
Sức khỏe an tâm - Niềm vui lan tỏa
Hotline: 0326848379 Hệ thống cửa hàng

Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây ra Ung thư Thanh quản? Những ai nên chú ý đến căn bệnh này?


: 18/12/2023 - 468

Ung thư thanh quản chỉ chiếm 2% trong các căn bệnh ung thư ở nước ta. Bệnh này chủ yếu thường gặp ở nam giới, chiếm trên 90%; ở độ tuổi 50 – 70 chiếm 72%; từ 40 – 50 tuổi chiếm 12%. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ mắc ung thư thanh quản ngày càng trẻ hóa và xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới. Tính riêng các bệnh về tai - mũi - họng, ung thư thanh quản chiếm tỷ lệ cao thứ 4 chỉ sau ung thư vòm họng, xoang mũi và ung thư hạ họng. Mọi người cần phải lưu ý những dấu hiệu bất thường có thể thể hiện tình trạng bệnh.

Các triệu chứng của ung thư thanh quản là gì?

Bệnh nhân thường rất dễ nhầm lẫn các dấu hiệu đầu tiên của ung thư thanh quản với các bệnh lý khác. Triệu chứng phổ biến nhất là khàn giọng, nếu không cải thiện sau vài tuần sẽ rất dễ bị nhầm là dấu hiệu của cảm lạnh. Nếu bạn gặp các triệu chứng sau đây, hãy đi khám và nói với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác:
- Đau họng hoặc ho không đỡ.
- Thay đổi giọng nói, chẳng hạn như khàn giọng, không đỡ sau hai tuần.
- Đau khi nuốt hoặc khó nuốt.
- Có khối u ở cổ hoặc trong họng.
- Mất tiếng, khó nói.
- Đau tai.

Nếu bạn gặp những triệu chứng này, hãy tìm đến bác sĩ ngay lập tức:
- Khó thở.
- Hơi thở ồn ào và the thé (thở rít).
- Cảm giác có thứ gì đó trong cổ họng.
- Ho ra máu.

Nguyên nhân nào gây ra ung thư thanh quản?

Một số dạng HPV (vi rút u nhú ở người), một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể gây ung thư thanh quản.

Bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều nếu sử dụng thuốc lá hoặc uống rượu bia thường xuyên.

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư thanh quản là gì?

Hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển ung thư thanh quản. Uống rượu, đặc biệt là uống nhiều (nhiều hơn một ly mỗi ngày) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Kết hợp sử dụng cả 2 thứ đó càng làm tăng khả năng bị bệnh.

Các yếu tố nguy cơ khác của ung thư thanh quản bao gồm:
- Tuổi tác: Ung thư thanh quản xảy ra nhiều hơn ở những người từ 55 tuổi trở lên.
- Giới tính: Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh ung thư này cao gấp 5 lần, có thể do tỷ lệ hút thuốc và uống nhiều rượu nhiều hơn trong nhóm này.
- Tiền sử ung thư đầu cổ: Khoảng 1 trong 4 (25%) người đã từng bị ung thư đầu cổ sẽ mắc bệnh này lần nữa.
- Công việc: Những người tiếp xúc với một số chất nhất định tại nơi làm việc có nguy cơ cao hơn. Những chất này bao gồm: axit sulfuric, bụi gỗ, niken, amiăng hoặc khí mù tạt công nghiệp.

Phòng khám chuyên khoa Nội và Ung bướu QTN với đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, cung cấp các dịch vụ khám và điều trị các bệnh liên quan đến nội khoa và ung bướu đảm bảo hiệu quả, phương pháp hiện đại, an toàn, nhanh chóng, chi phí hợp lý, tư vấn tận tình, phù hợp với mọi người. Đồng thời các kiến thức, tin tức về y học cũng được cập nhật thường xuyên trên các trang tin của QTN Group.


Chia sẻ :
Tin liên quan
TS.DS Nguyễn Trung Tường chia sẻ cách sử dụng Đại tràng QTN để chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh
03/04/2025
Trong video mới nhất, TS.DS Nguyễn Trung Tường sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Đại tràng QTN để giúp bạn cải thiện sức khỏe đường ruột một cách tối ưu.
MỪNG ĐẠI LỄ 30/4 – ƯU ĐÃI KHỦNG CHO KHÁCH HÀNG MỚI MUA SẢN PHẨM ĐẠI TRÀNG QTN
03/04/2025
Viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng... đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn? Đừng để những cơn đau quặn thắt hay tiêu hóa kém cản trở công việc và sinh hoạt hằng ngày.
Viêm đại tràng: Nhận diện dấu hiệu và giải pháp hỗ trợ
02/04/2025
Cùng tìm kiếm giải pháp được TS.DS Nguyễn Trung Tường, chuyên gia của Hệ thống Y Dược QTN chia sẻ ngay trong video dưới đây!
Hóa trị, xạ trị có làm suy giảm hệ miễn dịch không? Làm thế nào để bệnh nhân ung thư hồi phục nhanh hơn?
01/04/2025
Hóa trị và xạ trị là 2 phương pháp điều trị ung thư phổ biến, nhưng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến bệnh nhân dễ mắc nhiễm trùng.
Tại sao bệnh nhân ung thư cần tăng cường miễn dịch để sống khỏe mạnh?
01/04/2025
Hệ miễn dịch không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện và tiêu diệt một số tế bào ung thư.
Phòng ngừa bệnh sởi: Tiêm chủng đủ 2 mũi và chú ý tăng cường miễn dịch
31/03/2025
Việc tiêm vaccine đầy đủ là biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa bệnh sởi. Tuy nhiên, bên cạnh tiêm chủng, việc tăng cường hệ miễn dịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh sởi.
Chat Messenger Chat Zalo