Công ty Cổ phần QTN Group
Sức khỏe an tâm - Niềm vui lan tỏa
Hotline: 0326848379 Hệ thống cửa hàng

Điều trị bệnh cường giáp: Có những phương pháp nào đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay?


: 11/05/2025 - 22

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh cường giáp. Phương pháp phù hợp nhất sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe của từng bệnh nhân. Bên cạnh đó cần cân nhắc nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, sự ưu tiên của bệnh nhân để đưa ra kế hoạch điều trị hợp lý.

Các phương pháp điều trị cường giáp bao gồm:

- Thuốc kháng giáp:

Những loại thuốc này từ từ làm dịu các triệu chứng của cường giáp bằng cách ngăn chặn tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone. Thuốc kháng giáp bao gồm methimazole và propylthiouracil. Các triệu chứng của bệnh thường bắt đầu cải thiện trong vòng vài tuần đến vài tháng sau khi dùng thuốc.

Điều trị bằng thuốc kháng giáp thường kéo dài từ 12 đến 18 tháng. Sau đó có thể giảm liều từ từ hoặc ngừng thuốc nếu các triệu chứng biến mất và kết quả xét nghiệm máu cho thấy, nồng độ hormone tuyến giáp đã trở lại mức bình thường. Đối với một số trường hợp, thuốc kháng giáp giúp bệnh nhân thuyên giảm lâu dài. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị tái phát sau khi sử dụng phương pháp này.

Sử dụng 2 loại thuốc trên có thể gây ra tổn thương gan (nghiêm trọng), tuy nhiên, rất hiếm gặp. Propylthiouracil đã gây ra nhiều trường hợp tổn thương gan hơn nên nó thường chỉ được sử dụng khi không thể dùng methimazole. Một số ít trường hợp có thể bị dị ứng với các loại thuốc này gây ra phát ban, nổi mề đay, sốt hoặc đau khớp, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

- Thuốc chẹn beta:

Những loại thuốc này không ảnh hưởng đến mức độ hormone tuyến giáp nhưng chúng có thể làm giảm các triệu chứng của cường giáp, chẳng hạn như run và tim đập nhanh. Đôi khi, chúng được sử dụng để giảm bớt các triệu chứng cho đến khi hormone tuyến giáp gần đạt mức bình thường. Những loại thuốc này thường không được khuyến cáo cho những người mắc bệnh hen suyễn. Tác dụng phụ nhóm thuốc này có thể bao gồm mệt mỏi và các vấn đề tình dục.

- Liệu pháp i-ốt phóng xạ:

Phương pháp điều trị này dùng đường uống và làm cho tuyến giáp co lại. Khi sử dụng phương pháp này, các triệu chứng thường giảm bớt trong vòng vài tháng. I-ốt phóng xạ thường làm cho tuyến giáp hoạt động chậm lại và kém đi, gây ra suy giáp. Do đó, theo thời gian, bệnh nhân có thể phải dùng thuốc để thay thế hormone tuyến giáp.

- Cắt bỏ tuyến giáp: Đây là phương pháp phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Nó không được sử dụng thường xuyên để điều trị cường giáp nhưng có thể là một lựa chọn cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho những người không thể dùng thuốc kháng giáp và không muốn hoặc không thể dùng liệu pháp i-ốt phóng xạ. Rủi ro của phẫu thuật này bao gồm tổn thương dây thanh âm và tuyến cận giáp - tuyến giúp kiểm soát nồng độ canxi trong máu.

Những người đã phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc điều trị bằng i-ốt phóng xạ cần điều trị suốt đời bằng thuốc Levothyroxine (Levoxyl, Synthroid,...) để cung cấp cho cơ thể các hormon tuyến giáp. Nếu các tuyến cận giáp bị cắt bỏ trong khi phẫu thuật, cần sử dụng thuốc để giữ cho lượng canxi trong máu ở mức phù hợp.

Dù bạn lựa chọn phương pháp nào để điều trị bệnh cường giáp thì đừng quên: Một cơ thể có sức đề kháng tốt với hệ miễn dịch luôn được tăng cường là mấu chốt để nhanh khỏi bệnh, ít rủi ro biến chứng, quá trình điều trị bệnh cường giáp trở nên nhẹ nhàng hơn. Vậy nên đừng coi nhẹ việc tăng cường hệ miễn dịch của mình nhé!

Hãy bắt đầu từ việc ăn uống sạch, tìm đến sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia để tăng cường miễn dịch. Ngay từ bây giờ, đừng ngại ngần #COMMENT hoặc #INBOX cho QTN để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia đầu ngành về những việc bạn nên làm để có hệ miễn dịch khỏe, sẵn sàng chiến đấu với bệnh tật.
------------------------------
🏥CÔNG TY CỔ PHẦN QTN GROUP - SỨC KHỎE AN TÂM, NIỀM VUI LAN TỎA
📍 Số 23, Liền Kề 8, Tổng cục 5, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
⏱8h00-17h00
📞Hotline: 032 626 6601
#benhcuonggiap #dieutricuonggiap #tangcuongmiendich #MALOQT #phongkhamchuyenkhoaungbuouQTN #hethongyduocQTN


Chia sẻ :
Tin liên quan
Sốt xuất huyết: Nên làm gì để nhanh dứt các triệu chứng khó chịu của bệnh?
20/05/2025
Mỗi năm, Việt Nam đều ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết lên tới con số chục nghìn và không tránh khỏi các trường hợp tử vong.
Thymomodulin - "Vũ khí" không thể thiếu cho người mắc bệnh tuyến giáp, người có hệ miễn dịch yếu cần tăng cường nói chung!
20/05/2025
Thymomodulin rất lành tính, phù hợp cả với trẻ nhỏ hay người lớn có hệ miễn dịch yếu. Dùng đều đặn, cơ thể sẽ khỏe hơn, ít ốm vặt, nhanh hồi phục sau bệnh.
Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe của trẻ trong mùa dịch tay chân miệng?
19/05/2025
Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc gần với những người mắc bệnh tay chân miệng có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm cho trẻ.
Stress - Thủ phạm vô hình gây đau dạ dày và nhiều bệnh khó lường
19/05/2025
Khi bạn căng thẳng, hệ thần kinh trung ương sẽ kích thích cơ thể tiết nhiều axit dạ dày hơn bình thường.
Những điều cần biết về vắc-xin HPV và ung thư cổ tử cung
18/05/2025
Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân thứ tư gây tử vong do ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới, với 88% trường hợp ung thư cổ tử cung xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. May mắn thay, hầu hết ung thư cổ tử cung đều có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắc-xin.
Đốt sóng cao tần trị u tuyến giáp: Vì sao các chuyên gia khuyên dùng?
18/05/2025
Đối với các trường hợp u tuyến giáp còn nhỏ, lành tính, nhiều người nghĩ “cứ để đó theo dõi là được”. Nhưng thật ra, càng để lâu, khối u có thể to lên, gây chèn ép, biến chứng hoặc mất thẩm mỹ vùng cổ.
Chat Messenger Chat Zalo