: 21/12/2023 - 404
Cũng như các bệnh ung thư khác, ung thư thanh quản cũng thường được chỉ định điều trị bằng các phương pháp phổ biến như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị đích… Dưới đây là những chia sẻ về các biện pháp đó.
Xạ trị: Các bác sĩ điều trị ung thư sẽ chiếu chùm tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Bức xạ chỉ nhắm vào khối u để giảm thiểu thiệt hại cho các mô khỏe mạnh xung quanh.
Hóa trị: Các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng thuốc để tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Người ta thường được hóa trị bằng đường tiêm qua tĩnh mạch. Hóa trị có thể gây ra tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị như buồn nôn, sức khỏe suy giảm, rụng tóc, độc tính trong cơ thể… Tuy nhiên, các bác sĩ có thể giúp bệnh nhân cải thiện những tình trạng này.
Liệu pháp miễn dịch: Phương pháp điều trị này sử dụng hệ thống miễn dịch, khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể bệnh nhân để giúp chống lại ung thư. Liệu pháp miễn dịch còn được gọi là liệu pháp sinh học.
Điều trị đích: Phương pháp điều trị này nhắm vào các tế bào ung thư bằng các loại protein cụ thể, ngăn chặn các tế bào nhân lên.
Phẫu thuật: Đối với ung thư thanh quản giai đoạn đầu, phẫu thuật có thể loại bỏ khối u mà vẫn bảo tồn được thanh quản (cùng với khả năng nói và nuốt) của bệnh nhân. Đối với bệnh ung thư tiến triển, bác sĩ phẫu thuật thường phải phẫu thuật cắt thanh quản, thường cắt bỏ toàn bộ thanh quản của bệnh nhân.
Bệnh nhân có thể cần đến nhiều hơn một phương pháp điều trị. Ví dụ, đôi khi người ta phải hóa trị hoặc xạ trị sau phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại.
Có những phương pháp phẫu thuật thanh quản nào?
Mục tiêu của phẫu thuật ung thư thanh quản là loại bỏ khối u trong khi vẫn bảo tồn chức năng thanh quản. Bác sĩ phẫu thuật có thể cần phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thanh quản của bệnh nhân. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:
- Cắt dây thanh âm: Loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dây thanh âm, thường là qua miệng của bệnh nhân.
- Cắt bỏ thanh môn - phần trên cùng của thanh quản: Loại bỏ các cơ trên thanh môn thông qua cổ hoặc qua miệng.
- Cắt bỏ một nửa thanh quản: Loại bỏ một nửa thanh quản, bảo tồn giọng nói của bệnh nhân.
- Cắt một phần thanh quản: Loại bỏ một phần thanh quản để bệnh nhân vẫn có thể nói chuyện.
- Cắt toàn bộ thanh quản: Mổ xuyên qua cổ để loại bỏ toàn bộ thanh quản.
- Cắt tuyến giáp: Loại bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp của bệnh nhân.
- Phẫu thuật laze: Loại bỏ khối u qua thủ thuật không gây chảy máu bằng tia laze.
Trên đây là những phương pháp điều trị ung thư thanh quản thường gặp. Những tiêu chí để bác sĩ lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ được chia sẻ trong bài sau.
Phòng khám chuyên khoa Nội và Ung bướu QTN với đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, cung cấp các dịch vụ khám và điều trị các bệnh liên quan đến nội khoa và ung bướu đảm bảo hiệu quả, phương pháp hiện đại, an toàn, nhanh chóng, chi phí hợp lý, tư vấn tận tình, phù hợp với mọi người. Đồng thời các kiến thức, tin tức về y học cũng được cập nhật thường xuyên trên các trang tin của QTN Group.