: 01/06/2023 - 196
Xưa nay, chúng ta thường nghe nhiều về chứng sợ độ cao hoặc sợ không gian hẹp, trên thực tế, hội chứng sợ độ sâu cũng là vấn đề tâm lý thường gặp, song khá ít người nhắc tới. Hội chứng tâm lý này còn được biết tới với tên gọi là Bathophobia, bệnh nhân có xu hướng trở nên lo lắng, sợ hãi quá mức khi thấy khu vực có độ sâu, ví dụ như biển hay giếng nước,…
Nhiều bệnh nhân mắc hội chứng sợ độ sâu
Khi mắc chứng sợ độ sâu, người bệnh rất khó kiểm soát cảm xúc của bệnh nhân, đặc biệt là khi đứng gần khu vực sâu. Bệnh nhân sẽ không ngừng tưởng tượng ra các tai nạn họ có thể gặp phải rồi tỏ ra sợ hãi, hoảng sợ.
Trên thực tế, chứng sợ độ sâu có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, không quan trọng về giới tính hay tuổi tác. Bệnh thường ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe tinh thần của bệnh nhân. Do đó, khi phát hiện mắc bệnh về tâm lý, chúng ta nên chủ động theo dõi và điều trị chứ không nên tự ti và giấu bệnh.
Nhiều bạn tỏ ra băn khoăn không biết tại sao chúng ta có nguy cơ mắc hội chứng sợ độ sâu? Nếu tìm hiểu kỹ, chúng ta sẽ biết rằng hội chứng tâm lý này hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như do yếu tố di truyền, do tổn thương tâm lý hoặc đặc điểm của môi trường sống xung quanh bệnh nhân…
Thực tế, nếu trong gia đình bạn có thành viên đã từng mắc chứng sợ độ sâu hoặc các vấn đề rối loạn tâm lý khác, bạn có khả năng mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu và chứng minh rằng chứng sợ độ sâu thường có yếu tố di truyền.
Nhiều người sợ hãi khi đứng trước vực sâu
Tổn thương tâm lý diễn ra trong một thời gian dài có thể trở thành nguyên nhân gây chứng sợ độ sâu. Người đã từng trải qua cảm xúc tiêu cực liên quan tới độ sâu thường bị ám ảnh và cảm thấy sợ hãi, lo lắng thái quá mỗi khi họ tiếp xúc với khu vực có độ sâu. Một vài tai nạn có thể dẫn tới chấn thương tâm lý như: bệnh nhân từng ngã xuống giếng hoặc vực sâu…
Như vậy, khi gặp các vấn đề tâm lý, người bệnh hãy cố gắng đi điều trị sớm để tránh hình thành những chấn thương tâm lý, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống.
Tâm lý căng thẳng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn tâm lý, bao gồm cả hội chứng sợ độ sâu. Lúc này, tâm lý của bệnh nhân khá nhạy cảm, chỉ cần tiếp xúc với khu vực có độ sâu, họ sẽ có những phản ứng thái quá.
Đôi khi người bệnh mắc chứng sợ độ sâu có thể nhầm lẫn tình trạng bệnh của mình với các vấn đề sức khỏe tâm lý khác. Điều này ảnh hưởng tới việc điều trị và hiệu quả, do đó bệnh nhân nên chủ động tìm hiểu và nắm được triệu chứng của bệnh Bathophobia.
Người bệnh thường tỏ ra sợ hãi, hoảng sợ khi xuống bể bơi quá sâu
Bệnh nhân mắc hội chứng sợ độ sâu luôn ở trong trạng thái lo lắng, hoảng sợ khi họ phải đối mặt với khu vực có độ sâu, đặc biệt là biển, vực thẳm, thậm chí là bể bơi sâu, không thể chạm chân tới đáy,… Người bệnh tự tưởng tượng ra nhiều tai nạn mình và người thân có thể gặp phải nếu lại gần khu vực độ sâu. Do đó, họ thường tránh tiếp xúc với những khu vực kể trên, sống thu mình và khép kín.
Thậm chí, nỗi sợ độ sâu khiển bệnh nhân bị ám ánh, trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh thường tỏ ra rất cảnh giác, đề phòng tai nạn có thể xảy ra. Tâm lý này làm cho người bệnh xao nhãng, kém tập trung với những công việc mình đang xử lý, đồng thời ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ.
Ngoài lo lắng, sợ hãi, bệnh nhân sợ độ sâu cũng phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác, có thể kể đến như: tim đập nhanh hơn bình thường, bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở, chỉ số huyết áp tăng cao bất thường,… Một số trường hợp cảm thấy đau tức ngực, buồn nôn hoặc run rẩy chân tay, không thể tự kiểm soát hành vi của bản thân.
Sau khi nỗi sợ kết thúc, những triệu chứng kể trên dần thuyên giảm, bệnh nhân quay trở lại trạng thái bình thường.
Những tưởng hội chứng sợ độ sâu không hề nghiêm trọng, trên thực tế, bệnh nhân sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Khi mang trong mình nỗi sợ hãi, lo lắng về độ sâu, bệnh nhân thường cảnh giác, thể hiện thái độ kỳ lạ, khác người. Điều này khiến bệnh nhân có xu hướng sống thu mình và tách biệt với xã hội.
Hội chứng sợ độ sâu ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tinh thần của người bệnh
Thay vì thoải mái tận hưởng cuộc sống, người bệnh luôn lo lắng, hoảng sợ khi phải tiếp xúc với khu vực có độ sâu. Đây là nguyên nhân khiến người mắc chứng sợ độ sâu rất ngại đi du lịch, khám phá cảnh quan thiên nhiên.
Chứng sợ độ sâu cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tâm lý của người bệnh. Họ luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, đồng thời trí nhớ suy giảm đáng kể. Nhìn chung, sợ độ sâu là vấn đề tâm lý đáng lo ngại, chúng ta nên phát hiện và điều trị kịp thời.
Để điều trị các vấn đề tâm lý, bệnh nhân nên tới phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ theo dõi và hướng dẫn điều trị. Một số phương pháp điều trị phổ biến là: trị liệu tâm lý, kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Bác sĩ có thể kết hợp hai phương án trên để chữa trị cho bệnh nhân, giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi và hòa nhập với cộng đồng.
Bệnh nhân nên đi điều trị với bác sĩ tâm lý
Đặc biệt, người mắc hội chứng sợ độ sâu rất cần sự quan tâm, đồng cảm và sẻ chia từ người thân, bạn bè để người bệnh không cảm thấy lạc lõng, tự tách biệt mình với xã hội. Đồng thời, bản thân bệnh nhân cũng phải ý thức được vấn đề sức khỏe của bản thân, chủ động nhận ra nỗi sợ hãi của mình để tìm cách khắc phục, cởi mở hơn trước các mối quan hệ,…
Hy vọng rằng qua bài viết này chúng ta đã hiểu hơn về hội chứng sợ độ sâu, đặc biệt là nguyên nhân cũng như triệu chứng bệnh. Khi phát hiện mình mắc chứng rối loạn tâm lý, người bệnh cần theo dõi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.