: 16/08/2023 - 123
Suy giáp là một bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng và hầu hết đều có thể chữa trị. Tuy nhiên nó vẫn gây ra nhiều biến chứng khó chịu và gây cản trở bệnh nhân trong sinh hoạt và lao động. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến của suy giáp và những biến chứng của nó.
Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone.
Các nguyên nhân có thể dẫn đến suy giáp bao gồm:
- Bệnh tự miễn: Nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp là bệnh tự miễn Hashimoto. Các bệnh tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể tấn công các mô khỏe mạnh. Đôi khi, quá trình đó liên quan đến tuyến giáp và ảnh hưởng đến khả năng tạo ra hormone.
- Phẫu thuật tuyến giáp: Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp có thể làm giảm khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp hoặc khiến nó ngừng hoạt động hoàn toàn.
- Xạ trị: Bức xạ được sử dụng để điều trị ung thư đầu và cổ có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp và dẫn đến suy giáp.
- Viêm tuyến giáp: Do nhiễm trùng hoặc do rối loạn tự miễn dịch hay một tình trạng bệnh lý khác ảnh hưởng đến tuyến giáp. Viêm tuyến giáp có thể kích hoạt tuyến giáp giải phóng tất cả các hormone tuyến giáp được lưu trữ cùng lúc. Điều đó khiến hoạt động của tuyến giáp tăng đột ngột dẫn đến cường giáp. Sau đó, tuyến giáp trở nên kém hoạt động.
- Thuốc: Một số loại thuốc có thể dẫn đến suy giáp, ví dụ như lithium, được sử dụng để điều trị một số rối loạn tâm thần. Nếu đang dùng thuốc, người dùng cần hỏi bác sĩ về ảnh hưởng của nó đối với tuyến giáp.
Một số nguyên nhân ít gặp hơn gồm:
- Các vấn đề bẩm sinh: Một số trẻ bị rối loạn tuyến giáp là do di truyền.
- Rối loạn tuyến yên: Một nguyên nhân tương đối hiếm gặp của suy giáp là do tuyến yên không sản xuất đủ hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Điều này thường là do tuyến yên có khối u lành tính (không phải ung thư).
- Thai kỳ: Một số người bị suy giáp trong hoặc sau khi mang thai. Nếu suy giáp xảy ra trong thời kỳ mang thai và không được điều trị, nó sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và tiền sản giật. Suy giáp cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi đang phát triển.
- Thiếu i-ốt: Tuyến giáp cần i-ốt để tạo ra hormone tuyến giáp. Quá ít i-ốt có thể dẫn đến suy giáp.
Mặc dù ai cũng có thể bị suy giáp, nhưng một người sẽ có nguy cơ cao hơn nếu:
- Là phụ nữ.
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp.
- Mắc bệnh tự miễn dịch, chẳng hạn như bệnh tiểu đường tuyp 1 hoặc bệnh Celiac.
- Đã từng điều trị bệnh cường giáp.
- Đã xạ trị vùng cổ hoặc phần nửa trên ngực trở lên.
- Đã từng phẫu thuật tuyến giáp.
Suy giáp không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm:
- Bướu cổ: Suy giáp có thể khiến tuyến giáp trở nên to hơn. Tình trạng này được gọi là bướu cổ. Bướu cổ lớn có thể gây ra các vấn đề về nuốt hoặc hô hấp.
- Vấn đề tim mạch: Suy giáp có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Suy giáp không được điều trị trong một thời gian dài có thể làm ảnh hưởng các dây thần kinh ngoại biên, mang thông tin từ não và tủy sống đến phần còn lại của cơ thể. Bệnh thần kinh ngoại biên có thể gây đau, tê và ngứa ran ở cánh tay và chân.
- Giảm khả năng sinh sản: Nồng độ hormone tuyến giáp thấp có thể cản trở quá trình rụng trứng, hạn chế khả năng sinh sản. Một số nguyên nhân gây suy giáp, chẳng hạn như rối loạn tự miễn dịch, cũng có thể gây hại cho khả năng sinh sản.
- Dị tật bẩm sinh: Trẻ sinh ra từ những người mắc bệnh tuyến giáp không được điều trị có thể có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn so với trẻ sinh ra từ những bà mẹ không mắc bệnh tuyến giáp.
Trẻ sơ sinh bị suy giáp khi sinh mà không được điều trị có nguy cơ gặp các vấn đề nghiêm trọng về phát triển thể chất và tinh thần. Nhưng nếu tình trạng này được chẩn đoán trong vài tháng đầu đời, cơ hội phát triển bình thường vẫn rất cao.
- Hôn mê do suy giáp: Tình trạng hiếm gặp, đe dọa tính mạng này có thể xảy ra khi chứng suy giáp không được điều trị trong một thời gian dài. Tình trạng này có thể được kích hoạt bởi thuốc an thần, nhiễm trùng hoặc trạng thái căng thẳng khác. Các triệu chứng của nó bao gồm không chịu được lạnh và buồn ngủ, sau đó là thiếu năng lượng trầm trọng và sau đó là bất tỉnh. Hôn mê do suy giáp cần điều trị y tế khẩn cấp.
Khi gặp bất kỳ triệu chứng dai dẳng nào của suy giáp, hãy đến ngay những cơ sở Y tế hoặc phòng khám uy tín để được phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.
Phòng khám chuyên khoa nội và ung bướu QTN với đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, cung cấp các dịch vụ khám và điều trị các bệnh liên quan đến nội khoa và ung bướu đảm bảo hiệu quả, phương pháp hiện đại, an toàn, nhanh chóng, chi phí hợp lý, tư vấn tận tình, phù hợp với mọi người. Đây là địa chỉ đáng tin cậy cho các bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến ung bướu, tuyến giáp, cổ tử cung và các bệnh nội khoa khác.