Công ty Cổ phần QTN Group
Sức khỏe an tâm - Niềm vui lan tỏa
Hotline: 0326848379 Hệ thống cửa hàng

Nguyên nhân và phân loại u tuyến nước bọt? Những ai sẽ dễ mắc u tuyến nước bọt?


: 21/09/2023 - 417

U tuyến mang tai/tuyến nước bọt là những khối u xuất hiện trong tuyến nước bọt dùng để tiết nước bọt giúp con người nhai và tiêu hóa thức ăn. Đọc thêm thông tin giới thiệu về u tuyến mang tai/tuyến nước bọt tại đây.

1. Nguyên nhân dẫn đến u tuyến nước bọt?

Các khối u tuyến nước bọt thường hiếm gặp và nguyên nhân của nó vẫn chưa được rõ ràng.

Các khối u tuyến nước bọt bắt đầu xuất hiện khi một số tế bào trong tuyến nước bọt bị đột biến gen. Những thay đổi bất thường đó khiến các tế bào phát triển và phân chia nhanh chóng. Các tế bào bất thường tiếp tục sống khi các tế bào khỏe mạnh sẽ chết và dần tích lũy tạo thành một khối u.

Nếu có những thay đổi bất thường khác trong ADN, các tế bào đó có thể trở thành ung thư. Các tế bào ung thư có thể xâm lấn và phá hủy các mô lân cận. Chúng cũng có thể tách ra khỏi khối u và lây lan (di căn) đến các bộ phận khác của cơ thể.

2. Các loại u tuyến nước bọt

Có nhiều loại u tuyến nước bọt khác nhau, chúng được phân loại dựa trên loại tế bào liên quan đến khối u. Xác định chính xác loại  u tuyến nước bọt người bệnh mắc phải sẽ giúp bác sĩ lựa chọn được phương án điều trị tốt nhất.

Các loại khối u tuyến nước bọt lành tính (không ung thư) bao gồm:

- U tuyến đa hình (U hỗn hợp)

- U tuyến tế bào đáy

- U tuyến tiểu quản

- U tế bào ái toan

- U warthin

Các loại khối u tuyến nước bọt ác tính (ung thư) bao gồm:

- Ung thư biểu mô tế bào acinic

- ung thư biểu mô tuyến

- Ung thư biểu mô bọc dạng tuyến 

- Ung thư tế bào sáng

- U hỗn hợp ác tính

- Ung thư biểu mô dạng bì nhày

- Ung thư biểu mô tế bào hạt

- Ung thư biểu mô tuyến đa hình biệt hóa thấp

- Ung thư biểu mô ống tuyến

- Ung thư biểu mô tế bào vảy

3. Những ai sẽ dễ mắc u tuyến nước bọt?

Các trường hợp có nguy cơ cao mắc khối u tuyến nước bọt bao gồm:

- Người lớn tuổi: Mặc dù các khối u tuyến nước bọt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chúng thường xảy ra hơn ở người lớn tuổi.

- Tiếp xúc với bức xạ: chẳng hạn như bức xạ được sử dụng để điều trị ung thư đầu và cổ, chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc u tuyến nước bọt.

- Nơi làm việc tiếp xúc với một số chất độc hại: Những người làm việc liên quan đến sản xuất cao su, khai thác amiăng và hệ thống ống nước có thể tăng nguy cơ mắc u tuyến nước bọt.

Nếu một người thuộc một trong các trường hợp kể trên, hãy thường xuyên đi khám sàng lọc để phát hiện bệnh kịp thời, có lợi trong việc điều trị sớm.

Phòng khám chuyên khoa Ung bướu QTN với đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, cung cấp các dịch vụ khám và điều trị các bệnh liên quan đến nội khoa và ung bướu đảm bảo hiệu quả, phương pháp hiện đại, an toàn, nhanh chóng, chi phí hợp lý, tư vấn tận tình, phù hợp với mọi người.

 


Chia sẻ :
Tin liên quan
TS.DS Nguyễn Trung Tường chia sẻ cách sử dụng Đại tràng QTN để chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh
03/04/2025
Trong video mới nhất, TS.DS Nguyễn Trung Tường sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Đại tràng QTN để giúp bạn cải thiện sức khỏe đường ruột một cách tối ưu.
MỪNG ĐẠI LỄ 30/4 – ƯU ĐÃI KHỦNG CHO KHÁCH HÀNG MỚI MUA SẢN PHẨM ĐẠI TRÀNG QTN
03/04/2025
Viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng... đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn? Đừng để những cơn đau quặn thắt hay tiêu hóa kém cản trở công việc và sinh hoạt hằng ngày.
Viêm đại tràng: Nhận diện dấu hiệu và giải pháp hỗ trợ
02/04/2025
Cùng tìm kiếm giải pháp được TS.DS Nguyễn Trung Tường, chuyên gia của Hệ thống Y Dược QTN chia sẻ ngay trong video dưới đây!
Hóa trị, xạ trị có làm suy giảm hệ miễn dịch không? Làm thế nào để bệnh nhân ung thư hồi phục nhanh hơn?
01/04/2025
Hóa trị và xạ trị là 2 phương pháp điều trị ung thư phổ biến, nhưng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến bệnh nhân dễ mắc nhiễm trùng.
Tại sao bệnh nhân ung thư cần tăng cường miễn dịch để sống khỏe mạnh?
01/04/2025
Hệ miễn dịch không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện và tiêu diệt một số tế bào ung thư.
Phòng ngừa bệnh sởi: Tiêm chủng đủ 2 mũi và chú ý tăng cường miễn dịch
31/03/2025
Việc tiêm vaccine đầy đủ là biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa bệnh sởi. Tuy nhiên, bên cạnh tiêm chủng, việc tăng cường hệ miễn dịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh sởi.
Chat Messenger Chat Zalo