Công ty Cổ phần QTN Group
Sức khỏe an tâm - Niềm vui lan tỏa
Hotline: 0326848379 Hệ thống cửa hàng

Những bệnh dễ bùng phát trong thời tiết nồm ẩm


: 14/03/2025 - 24

Khó chịu vì nền nhà ẩm ướt, quần áo mãi không khô, mùi ẩm mốc, hôi hám khắp nơi... đã là gì! Nhiều người còn ngán ngẩm hơn tiết trời kiểu này bởi chúng làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh.

Vì sao nồm ẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Độ ẩm cao khiến hơi nước tích tụ trên các bề mặt, đồ dùng. Đây chính là môi trường vô cùng thuận lợi cho virus, vi khuẩn, nấm mốc hình thành, phát triển. Trong đó, nấm mốc lơ lửng trong không khí dễ bám vào đồ dùng hàng ngày, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.

Độ ẩm cao khiến cơ thể dễ bị mất nhiệt, từ đó dẫn đến suy giảm miễn dịch, rất dễ mắc bệnh.

Mưa nhiều cộng thêm thời tiết ẩm ướt tạo điều kiện lưu trú lý tưởng cho nấm mốc, vi khuẩn trong các loại thực phẩm. Chỉ cần chủ quan trong bảo quản, chúng sẽ tăng sinh trong thức ăn khiến miễn dịch suy giảm, cơ thể dễ ốm yếu.

Nền nhà ẩm thấp, dễ trơn trượt trong tiết trời nồm ẩm dễ gây tâm lý khó chịu, bức bối, ăn ngủ kém nên vô tình khiến suy giảm miễn dịch, nguy cơ bị ốm tăng cao. Quần áo giặt vào mùa nồm ẩm sẽ khó khô cong, dễ gặp tình trạng bốc mùi khó chịu, xuất hiện nấm mốc. Mặc những món đồ này sẽ khiến bạn dễ ốm hơn... Có vô số nguyên nhân khiến bệnh tật tìm đến trong thời tiết nồm ẩm.

Thời tiết nồm ẩm làm tăng nguy cơ mắc những bệnh gì?

1. Cúm

Căn bệnh đầu tiên dễ phát sinh trong thời tiết nồm ẩm chính là cúm. Nồm ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển, có nguy cơ lây lan thành dịch.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh cúm bao gồm ho, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt xì, đau họng, sốt, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể.

2. Sởi

Chỉ riêng trong tuần qua, toàn TP.Hà Nội ghi nhận 120 trường hợp mắc sởi, nguyên nhân chính do trời nồm ẩm.

Một số địa phương ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hoàng Mai (14); Đống Đa, Hà Đông, Nam Từ Liêm (11); Tây Hồ, Thường Tín (10). Cộng dồn năm 2025 đến nay, thành phố Hà Nội ghi nhận 745 trường hợp tại 30/30 quận, huyện, thị xã, không có ca tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó đáng nói, nhóm >10 tuổi chiếm 24,4% - một con số không hề nhỏ.

Bệnh sởi thường bắt đầu với sốt nhẹ, ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Khoảng 2, 3 ngày sau, đốm Koplik nổi lên, đốm này là dấu hiệu đặc biệt của bệnh sởi. Sau đó, bệnh nhân có thể bị sốt cao lên tới 40 độ C.

3. Sốt xuất huyết

Tuần qua, Hà Nội ghi nhận 13 trường hợp sốt xuất huyết, tăng 4 trường hợp so với tuần trước. Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 182 trường hợp mắc, bệnh nhân ghi nhận rải rác tại 27 quận, huyện, thị xã.

Nồm ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, nảy nở, nguy cơ mắc sốt xuất huyết tăng cao là điều khó tránh. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu như đau bụng dữ dội, nôn mửa liên tục, nôn ra máu, có máu trong phân, mệt mỏi nhiều... thì nên nhanh chóng đi thăm khám để được phát hiện, điều trị kịp thời.

4. Tay chân miệng

Bệnh được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước, dễ bùng phát trong mùa đông xuân.

Tuần trước, thành phố ghi nhận 53 trường hợp mắc tay chân miệng ghi nhận rải rác tại 14 quận, huyện, thị xã; 41 xã, phường, thị trấn, tăng 18 trường hợp so với tuần trước.

CDC Hà Nội cho biết thêm, trong tuần tính từ ngày 7-3 đến ngày 14-3, toàn thành phố ghi nhận 131 trường hợp mắc sởi, tập trung nhiều tại Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín; Bắc Từ Liêm, Đống Đa... Số mắc tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc-xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

5. Thủy đậu

Bệnh thường bùng phát vào mùa đông xuân dưới nền thời tiết nồm ẩm hiện nay, không thể không nhắc đến thủy đậu.

Dấu hiệu mắc thủy đậu ở trẻ nhỏ là nổi hồng ban nhỏ, dần thành mụn nước, mọc ở vùng phân bố thần kinh (mặt, ngực, bụng, lưng) gây đau, ngứa. Trẻ lớn khi mắc thủy đậu có biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau khớp, nhức mình, chán ăn (như triệu chứng nhiễm siêu vi). Ở giai đoạn khởi phát, khi có bội nhiễm, trẻ sẽ sốt cao. Sau đó bắt đầu nổi mụn nước, hết lứa này đến lứa khác.

Bệnh không ngăn chặn kịp thời có nguy cơ gặp biến chứng tử vong, do đó tuyệt đối không chủ quan bỏ qua dấu hiệu.

Người dân nên làm gì để phòng tránh bệnh?

Thời tiết nồm ẩm kéo dài gây nhiều bệnh, nhắc người dân cần chủ động phòng tránh bệnh như: Đeo khẩu trang nơi đông người, vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ, thường xuyên rửa tay với dung dịch sát khuẩn nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

Ngoài ra cần ăn uống đầy đủ, điều độ, tập thể dục thường xuyên và tìm đến các giải pháp tăng cường miễn dịch để giảm nguy cơ mắc bệnh, cũng như nhanh khỏi bệnh.
--------------------
🏥 Hệ thống phòng khám QTN (Đối diện Bệnh viện K3 Tân Triều)
📮 23 Liền Kề 8 - Tổng Cục 5, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
☎️ Hotline: 032 626 6601
#thoitietnomam #benhmuadongxuan #benhgiaomua #taychanmieng #thuydau #cum #sotxuathuyet #tangcuongmiendich #MALOQT #hethongyduocQTN


Chia sẻ :
Tin liên quan
TS.DS Nguyễn Trung Tường chia sẻ cách sử dụng Đại tràng QTN để chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh
03/04/2025
Trong video mới nhất, TS.DS Nguyễn Trung Tường sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Đại tràng QTN để giúp bạn cải thiện sức khỏe đường ruột một cách tối ưu.
MỪNG ĐẠI LỄ 30/4 – ƯU ĐÃI KHỦNG CHO KHÁCH HÀNG MỚI MUA SẢN PHẨM ĐẠI TRÀNG QTN
03/04/2025
Viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng... đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn? Đừng để những cơn đau quặn thắt hay tiêu hóa kém cản trở công việc và sinh hoạt hằng ngày.
Viêm đại tràng: Nhận diện dấu hiệu và giải pháp hỗ trợ
02/04/2025
Cùng tìm kiếm giải pháp được TS.DS Nguyễn Trung Tường, chuyên gia của Hệ thống Y Dược QTN chia sẻ ngay trong video dưới đây!
Hóa trị, xạ trị có làm suy giảm hệ miễn dịch không? Làm thế nào để bệnh nhân ung thư hồi phục nhanh hơn?
01/04/2025
Hóa trị và xạ trị là 2 phương pháp điều trị ung thư phổ biến, nhưng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến bệnh nhân dễ mắc nhiễm trùng.
Tại sao bệnh nhân ung thư cần tăng cường miễn dịch để sống khỏe mạnh?
01/04/2025
Hệ miễn dịch không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện và tiêu diệt một số tế bào ung thư.
Phòng ngừa bệnh sởi: Tiêm chủng đủ 2 mũi và chú ý tăng cường miễn dịch
31/03/2025
Việc tiêm vaccine đầy đủ là biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa bệnh sởi. Tuy nhiên, bên cạnh tiêm chủng, việc tăng cường hệ miễn dịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh sởi.
Chat Messenger Chat Zalo