Công ty Cổ phần QTN Group
Sức khỏe an tâm - Niềm vui lan tỏa
Hotline: 0326848379 Hệ thống cửa hàng

Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, nguy cơ và biến chứng


: 08/08/2023 - 381

1. Nguyên nhân sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết được gây ra bởi một trong bốn chủng vi-rút sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết không lây nhiễm khi tiếp xúc gần với người bệnh, thay vào đó, bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua đường muỗi đốt.

Hai loại muỗi thường truyền vi-rút sốt xuất huyết nhiều nhất đều xuất hiện phổ biến cả trong và xung quanh nơi ở của con người. Khi một con muỗi đốt một người bị nhiễm vi-rút sốt xuất huyết, vi-rút đó sẽ xâm nhập vào cơ thể muỗi. Sau đó, khi muỗi mang bệnh đốt người khác, vi-rút đó sẽ xâm nhập vào máu của người đó và gây bệnh.

Sau khi khỏi bệnh sốt xuất huyết, cơ thể có khả năng miễn dịch lâu dài với loại vi-rút đã lây nhiễm, nhưng không miễn dịch với ba loại vi-rút sốt xuất huyết còn lại. Điều này có nghĩa là trong tương lai, bệnh nhân có thể bị nhiễm lai một trong ba loại vi-rút đó. Nguy cơ mắc sốt xuất huyết nặng sẽ tăng lên nếu bệnh nhân bị sốt xuất huyết lần thứ hai, thứ ba hoặc thứ tư.

2. Các yếu tố rủi ro

Một người sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết hoặc một dạng nghiêm trọng hơn nếu:

- Sống ở nơi nóng ẩm, gần ao, hồ, bể nước hoặc đến những nơi như vậy. 

- Sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt vào mùa hè làm tăng nguy cơ tiếp xúc với vi-rút gây bệnh sốt xuất huyết. Các khu vực có nguy cơ đặc biệt cao bao gồm Đông Nam Á, các đảo phía tây Thái Bình Dương, Mỹ Latinh và Châu Phi.

- Đã từng bị sốt xuất huyết trong quá khứ. Việc nhiễm vi-rút sốt xuất huyết trước đó làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng nếu bị sốt xuất huyết trở lại.

Ao tù nước đọng là môi trường lý tưởng của muỗi gây bệnh

3. Biến chứng của bệnh

Sốt xuất huyết nặng có thể gây chảy máu trong và tổn thương nội tạng. Huyết áp có thể giảm xuống mức nguy hiểm, gây sốc. Trong một số trường hợp, sốt xuất huyết nặng có thể dẫn đến tử vong.

Phụ nữ bị sốt xuất huyết khi mang thai có thể lây truyền sang em bé trong quá trình sinh. Ngoài ra, nếu mẹ bị sốt xuất huyết khi mang thai sẽ có nguy cơ sinh non, bé nhẹ cân hoặc suy thai (tình trạng bất ổn của thai nhi) cao hơn.

Để phòng tránh nhiễm sốt xuất huyết thể nặng và giảm bớt nguy cơ để lại biến chứng, mỗi người cần giữ cho mình một cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng. Chúng ta có thể sử dụng các thực phẩm bổ sung có chứa các thành phần quý có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch như cao hoàng kỳ, cao bùm bụp, nấm vân chi, tỏi đen và thymomodulin… MALO QT là thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên uống được cấp phép và kiểm định bởi Bộ Y tế, có chứa các thành phần trên và có tác dụng làm tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa nhiều loại bệnh.

Hiện tại MALO QT đang được phân phối độc quyền bởi CTCP QTN Group.

Tìm hiểu thêm về MALO QT.

Mua sản phẩm tại đây.

 


Chia sẻ :
Tin liên quan
Hành trang cho bệnh nhân ung thư: Tăng cường miễn dịch để sống khỏe mạnh, tuổi thọ kéo dài
03/04/2025
Hệ miễn dịch không chỉ giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị ung thư. Khi hệ miễn dịch suy yếu, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng, sức khỏe sa sút và khó phục hồi hơn.
TS.DS Nguyễn Trung Tường chia sẻ cách sử dụng Đại tràng QTN để chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh
03/04/2025
Trong video mới nhất, TS.DS Nguyễn Trung Tường sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Đại tràng QTN để giúp bạn cải thiện sức khỏe đường ruột một cách tối ưu.
MỪNG ĐẠI LỄ 30/4 – ƯU ĐÃI KHỦNG CHO KHÁCH HÀNG MỚI MUA SẢN PHẨM ĐẠI TRÀNG QTN
03/04/2025
Viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng... đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn? Đừng để những cơn đau quặn thắt hay tiêu hóa kém cản trở công việc và sinh hoạt hằng ngày.
Viêm đại tràng: Nhận diện dấu hiệu và giải pháp hỗ trợ
02/04/2025
Cùng tìm kiếm giải pháp được TS.DS Nguyễn Trung Tường, chuyên gia của Hệ thống Y Dược QTN chia sẻ ngay trong video dưới đây!
Hóa trị, xạ trị có làm suy giảm hệ miễn dịch không? Làm thế nào để bệnh nhân ung thư hồi phục nhanh hơn?
01/04/2025
Hóa trị và xạ trị là 2 phương pháp điều trị ung thư phổ biến, nhưng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến bệnh nhân dễ mắc nhiễm trùng.
Tại sao bệnh nhân ung thư cần tăng cường miễn dịch để sống khỏe mạnh?
01/04/2025
Hệ miễn dịch không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện và tiêu diệt một số tế bào ung thư.
Chat Messenger Chat Zalo