: 13/11/2023 - 185
Điều trị ung thư vòm họng giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và kéo dài sự sống cho người bệnh. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ sẽ xuất hiện ngay sau khi bắt đầu điều trị ung thư và nhanh chóng biến mất sau khi kết thúc điều trị. Ngoài ra, còn có các tác dụng phụ lâu dài khác hoặc có thể xuất hiện nhiều năm sau đó.
Khi tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá các tác dụng phụ. Bệnh nhân cần nói với bác sĩ về tất cả triệu chứng nào mới hoặc trầm trọng hơn để được tư vấn cách điều trị phù hợp. Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi điều trị bao gồm:
- Vấn đề về thị lực
- Các vấn đề về thính giác
- Vấn đề nhai nuốt
- Mệt mỏi
- Sưng tấy
- Mũi và miệng khô
- Đau
Hầu hết các tác dụng phụ của điều trị ung thư vòm họng đều có thể điều trị hoặc làm giảm nhẹ. Một số ví dụ về các cách để ngăn ngừa hoặc điều trị các tác dụng phụ là:
- Thay thế hormone tuyến giáp để điều trị các vấn đề về tuyến giáp.
- Điều trị nhiễm trùng tai hoặc giảm đau.
- Đối với chứng khô miệng,bạn hãy gặp Nha sĩ để được tư vấn.
- Chuyên gia ngôn ngữ hoặc bác sĩ có thể cải thiện khả năng nói hoặc nuốt của bệnh nhân.
- Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bệnh nhân có được chế độ dinh dưỡng tốt, dễ ăn.
- Tìm đến bác sĩ để có thể giúp bệnh nhân bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu.
- Các bác sĩ tâm lý cũng có thể điều trị chứng trầm cảm và lo lắng.
Phụ thuộc vào từng phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sẽ có những tác dụng phụ khác nhau. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ có chuyên môn để được được khám và điều trị kịp thời.
Xạ trị ung thư biểu mô vòm họng thường gây chứng khô miệng (xerostomia).
Bị khô miệng có thể gây khó chịu, ngoài ra cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng trong miệng của bệnh nhân và gây khó khăn khi ăn, nuốt và nói, đồng thời có thể làm gia tăng các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc kiểm tra các biến chứng khô miệng.
Bệnh nhân có thể thấy bớt khô miệng và giảm các biến chứng của nó nếu:
- Đánh răng nhiều lần mỗi ngày: Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và nhẹ nhàng chải răng nhiều lần mỗi ngày để hạn chế khô miệng.
- Súc miệng bằng nước muối ấm sau bữa ăn: Pha dung dịch gồm nước ấm, muối và baking soda. Bệnh nhân nên súc miệng bằng dung dịch này sau mỗi bữa ăn.
- Giữ ẩm miệng bằng nước hoặc kẹo không đường: Uống nước nhiều lần, liên tục trong ngày để giữ ẩm cho miệng. Ngoài ra, hãy thử kẹo cao su không đường hoặc kẹo không đường để kích thích miệng tiết nước bọt.
- Ăn các thức ăn ẩm: Tránh thức ăn khô. Làm ẩm thực phẩm khô với nước sốt, nước thịt, nước dùng, bơ hoặc sữa.
- Tránh thức ăn và đồ uống có tính axit hoặc cay: Bệnh nhân nên chọn thức ăn và đồ uống không gây kích ứng miệng. Đồng thời cần tránh đồ uống có chứa caffein và cồn.
Hãy cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân bị khô miệng. Bác sĩ điều trị có thể cung cấp các phương pháp để giúp bệnh nhân đối phó với các dấu hiệu và triệu chứng khô miệng nghiêm trọng hơn. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bệnh nhân đến một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bệnh nhân biết những loại thức ăn dễ ăn hơn nếu đang bị khô miệng.
Chăm sóc theo dõi sau điều trị rất quan trọng đối với sức khỏe lâu dài của bệnh nhân. Bác sĩ điều trị sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân một kế hoạch chăm sóc và theo dõi sức khỏe. Kế hoạch này bao gồm các nội dung quan trọng cho sức khỏe lâu dài của bệnh nhân, chẳng hạn như:
Xét nghiệm để phát hiện ung thư tái phát
Chăm sóc theo dõi nên bao gồm một lịch trình kiểm tra tái phát. Xét nghiệm định kỳ để phát hiện tái phát ung thư nhằm giám sát tình trạng bệnh và phát hiện sớm, giúp điều trị kịp thời ung thư tái phát.
Tái khám
Bệnh nhân sẽ cần tái khám thường xuyên sau khi kết thúc điều trị. Tại những lần khám này, bác sĩ có thể thực hiện những điều sau:
- Thăm hỏi quá trình bệnh lý
- Kiểm tra thể chất
- Nội soi cổ họng
Sàng lọc các bệnh ung thư khác
Bệnh nhân có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư thứ hai. Ung thư thứ hai có thể là tác dụng phụ muộn của một số phương pháp điều trị ung thư. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng lên khi bệnh nhân già đi.
Phòng ngừa dịch bệnh
Một phần khác của việc chăm sóc sau điều trị ung thư là ngăn ngừa bệnh dịch, bao gồm việc tiêm chủng ngừa bệnh cúm, mụn rộp, bệnh zona và các bệnh khác. Vệ sinh răng miệng và khám răng định kỳ cũng có thể ngăn ngừa bệnh dịch.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Bắt đầu và duy trì lối sống lành mạnh rất quan trọng, nó giúp cải thiện sức khỏe của bệnh nhân. Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư quay trở lại. Các việc cần làm bao gồm:
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
- Hạn chế sử dụng rượu bia
- Không hút thuốc
- Sử dụng kem chống nắng
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh
- Ăn uống điều độ
- Uống đủ nước
- Tập thể dục
Sau khi được điều trị, sức khỏe của bệnh nhân sẽ yếu hơn khi chưa mắc bệnh và không có gì đảm bảo ung thư sẽ không tái phát. Bệnh nhân cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để có một sức khỏe tốt và ngăn ngừa ung thư tái phát cũng như xuất hiện các bệnh khác.
Phòng khám chuyên khoa Nội và Ung bướu QTN với đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, cung cấp các dịch vụ khám và điều trị các bệnh liên quan đến nội khoa và ung bướu đảm bảo hiệu quả, phương pháp hiện đại, an toàn, nhanh chóng, chi phí hợp lý, tư vấn tận tình, phù hợp với mọi người. Đồng thời các kiến thức, tin tức về y học cũng được cập nhật thường xuyên trên các trang tin của QTN Group.