Công ty Cổ phần QTN Group
Sức khỏe an tâm - Niềm vui lan tỏa
Hotline: 0326848379 Hệ thống cửa hàng

6 thói quen đơn giản mỗi ngày giúp bạn giảm nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn


: 18/03/2025 - 23

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Điều đó luôn là lựa chọn của người thông thái. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyên bạn nên giữ 6 thói quen hàng ngày để tránh virus, vi khuẩn, ngăn mắc bệnh cho bản thân cũng như phòng tránh cho người xung quanh:

1. Rửa tay

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm. Ngay cả khi tay bạn trông không bẩn hoặc không có cảm giác bẩn. Việc rửa tay thường xuyên trong ít nhất 20 giây sẽ giúp loại bỏ mọi vi khuẩn hoặc virus mà bạn có thể đã tiếp xúc trong ngày. Hãy nhớ rửa tay:

- Trước khi ăn
- Sau khi đi vệ sinh
- Trước khi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng
- Sau khi xì mũi hoặc hắt hơi
- Khi bạn chạm vào các vật thể và bề mặt gần nơi có người bị ốm
- Trước khi bế em bé
- Trước và sau khi thay băng hoặc băng bó vết thương 
- Khi tay bạn trông bẩn hoặc có cảm giác bẩn

Nếu bạn không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay có cồn có chứa ít nhất 60% cồn.

2. Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh

Điều này xảy ra trong mọi gia đình – một người bị bệnh và những người còn lại lần lượt đổ bệnh cho đến khi cả gia đình bị ốm trong nhiều tuần. Bạn có thể tránh lây lan bệnh tật bằng cách hạn chế tiếp xúc với người bệnh:

- Ở phòng riêng, hạn chế tương tác trong gia đình khi có người ốm. Nếu có thể, hãy chỉ định một phòng tắm riêng cho người bệnh sử dụng.
- Hãy cân nhắc các cách giao tiếp thay thế, chẳng hạn như sử dụng Facetime trong khi người bệnh đợi hồi phục.
- Khử trùng các vật dụng và bề mặt thường xuyên chạm vào.
- Giữ khoảng cách giữa bạn và những người khác.
- Có thể rất khó để tránh ôm ấp một đứa trẻ bị bệnh và chắc chắn là nên an ủi con bạn, nhưng hãy nhớ rửa tay trước và sau mỗi lần ôm con để giảm nguy cơ lây lan bệnh tật.

3. Ở nhà nếu bạn bị ốm

Nếu bị ốm, bạn nên ở nhà. Con bạn cũng vậy, không đến trường hoặc nhà trẻ, trừ khi đi khám bệnh. Không đi làm hoặc đến nơi công cộng, tránh sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi chung xe hoặc taxi.
Nếu bạn cảm thấy không khỏe và đang tự hỏi liệu mình có cần gặp bác sĩ hay không, hãy gọi điện nhờ sự trợ giúp của y tế.

4. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi

Ho hoặc hắt hơi có thể phát tán virus, vi khuẩn từ cơ thể bạn vào không khí. Nếu bạn bị bệnh, hãy che miệng bằng khăn giấy và vứt khăn giấy vào thùng rác có lót giấy. Nếu không có khăn giấy, hãy ho vào khuỷu tay.
Rửa tay ngay bằng xà phòng và nước trong 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.

5. Tránh chạm vào mặt

Trung bình một người chạm vào mặt 3-5 lần trong 1 phút. Nếu có vi khuẩn trên tay, dụi mắt hoặc chạm vào mũi, bạn có khả năng khiến những vi khuẩn đó tiếp xúc với cổ họng, phổi và xoang của mình. Đừng tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bạn bằng cách tránh xa mặt.

6. Vệ sinh và khử trùng các vật dụng, bề mặt thường xuyên chạm vào

Virus có thể sống trên các bề mặt mà chúng ta thường xuyên chạm vào và sử dụng. Vệ sinh và khử trùng các vật dụng và bề mặt thường xuyên chạm vào hàng ngày như điện thoại di động, máy tính, laptop, mặt bàn, công tắc đèn, tay nắm cửa và tay nắm tủ... 

Nếu có người trong gia đình bị bệnh, bạn nên vệ sinh và khử trùng nhiều lần trong ngày để ngăn ngừa sự lây lan của virus.
--------------------
🏥CÔNG TY CỔ PHẦN QTN GROUP - SỨC KHỎE AN TÂM, NIỀM VUI LAN TỎA
📍 Số 23, Liền Kề 8, Tổng cục 5, Tân Triều, Thanh Xuân, Hà Nội
⏱8h00-17h00
📞Hotline: 032 626 6601
#tangdekhang #tangmiendich #MALOQT #ruatay #giamvirusvikhuan #nhathuocQTN 


Chia sẻ :
Tin liên quan
TS.DS Nguyễn Trung Tường chia sẻ cách sử dụng Đại tràng QTN để chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh
03/04/2025
Trong video mới nhất, TS.DS Nguyễn Trung Tường sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Đại tràng QTN để giúp bạn cải thiện sức khỏe đường ruột một cách tối ưu.
MỪNG ĐẠI LỄ 30/4 – ƯU ĐÃI KHỦNG CHO KHÁCH HÀNG MỚI MUA SẢN PHẨM ĐẠI TRÀNG QTN
03/04/2025
Viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng... đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn? Đừng để những cơn đau quặn thắt hay tiêu hóa kém cản trở công việc và sinh hoạt hằng ngày.
Viêm đại tràng: Nhận diện dấu hiệu và giải pháp hỗ trợ
02/04/2025
Cùng tìm kiếm giải pháp được TS.DS Nguyễn Trung Tường, chuyên gia của Hệ thống Y Dược QTN chia sẻ ngay trong video dưới đây!
Hóa trị, xạ trị có làm suy giảm hệ miễn dịch không? Làm thế nào để bệnh nhân ung thư hồi phục nhanh hơn?
01/04/2025
Hóa trị và xạ trị là 2 phương pháp điều trị ung thư phổ biến, nhưng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến bệnh nhân dễ mắc nhiễm trùng.
Tại sao bệnh nhân ung thư cần tăng cường miễn dịch để sống khỏe mạnh?
01/04/2025
Hệ miễn dịch không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện và tiêu diệt một số tế bào ung thư.
Phòng ngừa bệnh sởi: Tiêm chủng đủ 2 mũi và chú ý tăng cường miễn dịch
31/03/2025
Việc tiêm vaccine đầy đủ là biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa bệnh sởi. Tuy nhiên, bên cạnh tiêm chủng, việc tăng cường hệ miễn dịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh sởi.
Chat Messenger Chat Zalo