: 26/07/2023 - 113
Khi bệnh nhân mắc bệnh cường giáp, việc tiên quyết cần làm là đi khám chữa bệnh tại bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế uy tín. Các y bác sĩ sẽ cung cấp cho bệnh nhân thông tin về tình trạng bệnh, phương án điều trị và các lưu ý về các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Dưới đây là những gợi ý về thực phẩm bệnh nhân cường giáp nên ăn và nên tránh để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.
Bệnh nhân Cường giáp hoặc có nguy cơ cường giáp (có quá nhiều hormone tuyến giáp) nên Bổ Sung những thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày:
Thực phẩm ít i-ốt
Iốt đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các hormone tuyến giáp. Chế độ ăn ít iốt sẽ giúp giảm hormone tuyến giáp. Những thực phẩm bao gồm:
- Muối không i-ốt
- Cà phê hoặc trà đã loại bỏ caffein (không có sữa hoặc kem làm từ sữa hoặc đậu nành)
- Lòng trắng trứng
- Trái cây
- Các loại hạt không ướp muối và bơ hạt
- Bánh mì tự làm hoặc bánh mì không có muối, sữa và trứng
- Bỏng ngô với muối không i-ốt
- Yến mạch và khoai tây
- Mật ong
Các loại rau họ cải và rau khác có thể Ngăn tuyến giáp sử dụng i-ốt. Chúng có lợi cho người bị cường giáp, như: măng, cải chíp, bắp cải, sắn, súp lơ, cải xoăn, củ cải.:
Vitamin và các khoáng chất
Sắt
Sắt rất quan trọng đối với nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, bao gồm cả sức khỏe tuyến giáp. Sắt giúp cho các tế bào máu mang oxy đến mọi tế bào trong cơ thể. Hàm lượng sắt trong máu thấp có liên quan đến việc mắc cường giáp. Bệnh nhân nên thu nạp nhiều chất sắt trong chế độ ăn uống với các loại thực phẩm như: đậu khô, rau xanh, thịt đỏ, các loại hạt ngũ cốc, …
Selen
Thực phẩm giàu selen có thể giúp cân bằng lượng hormone tuyến giáp và bảo vệ tuyến giáp khỏi bệnh tật. Selen giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và giữ cho tuyến giáp và các mô khác của con người khỏe mạnh. Nguồn thực phẩm tốt của selen bao gồm: hạt chia, nấm, thịt bò, thịt cừu, cơm, cám yến mạch, hạt hướng dương,...
Kẽm
Kẽm giúp cơ thể sử dụng thức ăn để tạo năng lượng. Khoáng chất này cũng giúp cho hệ thống miễn dịch và tuyến giáp khỏe mạnh. Nguồn thực phẩm chứa kẽm bao gồm: thịt bò, đậu xanh, hạt điều, bột ca cao, hạt bí ngô, …
Canxi và vitamin D
Cường giáp khiến cho xương yếu và giòn. Khối lượng xương có thể được phục hồi sau điều trị. Vitamin D và canxi là cần thiết để xây dựng xương khỏe mạnh. Thực phẩm giàu canxi bao gồm: rau chân vịt, bông cải xanh, cải xoăn, đậu bắp, nước cam, sữa hạnh nhân, ngũ cốc tăng cường canxi
Vitamin D: bổ sung vitamin D từ các thực phẩm như: nước cam, gan bò, nấm..
Chất béo lành mạnh
Chất béo từ thực phẩm tươi sống và phần lớn chưa qua chế biến có thể giúp giảm viêm nhiễm. Điều này giúp bảo vệ tuyến giáp và cân bằng hormone tuyến giáp. Nhóm chất này rất quan trọng trong chế độ ăn ít i-ốt, bao gồm: dầu ô liu, dầu bơ, dầu dừa, dầu hướng dương, bơ, các loại hạt không ướp muối, …
Gia vị
Một số loại gia vị và thảo mộc có đặc tính kháng viêm giúp bảo vệ và cân bằng chức năng tuyến giáp. Bệnh nhân nên thêm một số gia vị và một lượng chất chống oxy hóa vào bữa ăn hàng ngày như: nghệ, ớt xanh, tiêu đen.
Thực phẩm nhiều i-ốt
Ăn quá nhiều thực phẩm giàu i-ốt hoặc tăng cường i-ốt có thể dẫn đến cường giáp hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng này. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), liều lượng iốt được khuyến nghị hàng ngày là khoảng 150 mcg (0,15 mg). Một chế độ ăn ít i-ốt thậm chí còn cần ít hơn.
Bệnh nhân cần tránh các thực phẩm và hải sản sau:
- Cá
- Các loại rong biển
- Tôm
- Cua
- Sushi
- Tảo và các thực phẩm có thành phần từ tảo
Đồng thời, tránh các loại thực phẩm khác có nhiều iốt như:
- Sữa
- Phô mai
- Lòng đỏ trứng
- Muối iốt
- Nước i-ốt
- Một số loại phẩm màu
Ngoài ra, một số loại thuốc cũng chứa iốt. Bao gồm:
- Amiodarone (Nexterone)
- Si-rô ho
Gluten
Ở một số người, gluten có thể gây hại cho tuyến giáp bằng cách gây viêm. Ngay cả khi cơ thể không bị dị ứng hoặc không dung nạp gluten, vì vậy, việc hạn chế gluten vẫn sẽ có lợi cho cơ thể. Trước khi sử dụng, hãy kiểm tra nhãn thực phẩm để biết các thành phần có chứa gluten như: lúa mì, lúa mạch, bia, …
Đậu nành
Mặc dù đậu nành không chứa iốt, nhưng nó đã được chứng minh là có ảnh hưởng tới một số phương pháp điều trị bệnh cường giáp ở động vật. Tránh hoặc hạn chế thực phẩm có đậu nành như:
- Sữa đậu nành
- Xì dầu
- Đậu hũ
- Kem làm từ đậu nành
Caffein
Thực phẩm và đồ uống có chứa caffein, chẳng hạn như cà phê, trà, soda và sô cô la, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh cường giáp và dẫn đến tăng lo lắng, căng thẳng, khó chịu và nhịp tim nhanh.
Nếu caffein gây ra những biểu hiện này với bệnh nhân, thì việc tránh hoặc hạn chế lượng tiêu thụ caffein là một lựa chọn tốt. Thay thế đồ uống chứa caffein bằng trà thảo dược tự nhiên.
Phòng khám chuyên khoa nội và ung bướu QTN với đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, cung cấp các dịch vụ khám và điều trị các bệnh liên quan đến nội khoa và ung bướu đảm bảo hiệu quả, phương pháp hiện đại, an toàn, nhanh chóng, chi phí hợp lý, tư vấn tận tình, phù hợp với mọi người.