Công ty Cổ phần QTN Group
Sức khỏe an tâm - Niềm vui lan tỏa
Hotline: 0326848379 Hệ thống cửa hàng

Bổ sung selen vào chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch, sức khỏe tốt đủ đường


: 05/03/2025 - 28

1. Selen là gì?

Selen (tên gọi đầy đủ là Selenium) là một khoáng chất cần thiết phi kim. Mặc dù chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng chất này lại có khả năng giúp cải thiện sức khỏe đáng kể. Đồng thời còn giúp phòng chống lại bệnh tật rất hiệu quả. 

Nếu cơ thể bị thiếu hụt selen sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như bệnh tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, suy tim, xơ gan… thậm chí là ung thư.

2. Selen có tác dụng gì?

Selen có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ

Selen hoạt động như một chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống lại stress oxy hóa và bảo vệ các tế bào được khỏe mạnh. Từ đó giúp tránh được những tác động của các gốc tự do và kiểm soát được số lượng các gốc tự do trong cơ thể.

Các gốc tự do thường được sản sinh từ quá trình trao đổi chất, bao gồm cả việc khi bạn cảm thấy căng thẳng hay sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, đột quỵ, lão hóa sớm, bệnh ung thư và bệnh Alzheimer.

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Selen có khả năng giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nhờ vào khả năng chống lại stress oxy hóa, giảm tổn thương DNA, tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư như ở ruột kết, vú, tuyến tiền liệt...

Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim

Một chế độ ăn giàu selen sẽ giúp sức khỏe tim mạch cải thiện đáng kể nhờ vào khả năng kiểm soát tình trạng stress oxy hóa diễn ra trong cơ thể. Có nhiều trường hợp cho thấy selen còn góp phần làm giảm các dấu hiệu viêm như giảm nồng độ của protein phản ứng C (CRP) - một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim. 

Đồng thời, selen làm tăng một loại chất chống oxy hóa mạnh tên là glutathione peroxidase có khả năng phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch.

Ngăn ngừa tình trạng suy giảm tinh thần

Alzheimer là một bệnh lý liên quan đến việc mất trí nhớ, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình nhận thức và điều khiển hành vi. Một chế độ ăn giàu selen có thể góp phần khắc phục được những bệnh về suy giảm chức năng hệ thần kinh như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson và kể cả bệnh Alzheimer.

Hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp

Nhờ vào khả năng chống lại stress oxy hóa và kiểm soát được sản xuất hormone tuyến giáp, selen sẽ giúp cơ thể tránh được những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto.

Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch

Selen còn góp phần tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là đối với những người bị cúm, lao, viêm gan C và người bị HIV. 

Hay nói một cách khác, sự thiếu hụt selen có thể sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của tế bào hệ miễn dịch. Từ đó sẽ làm chậm tốc độ phản ứng của hệ miễn dịch và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, thậm chí còn làm tăng nguy cơ tử vong.

Giảm các triệu chứng hen suyễn

Một chế độ ăn giàu selen rất tốt cho những người bị bệnh hen suyễn nhờ vào đặc tính giảm viêm. Hen suyễn là một bệnh lý mãn tính liên quan đến đường hô hấp với một số triệu chứng như tức ngực, ho, khó thở và khò khè.

3. Liều lượng selen nên bổ sung mỗi ngày

Thực hiện theo các hướng dẫn sau từ Viện Y tế Quốc gia để xác định lượng selen phù hợp với bạn, cần bổ sung mỗi ngày:

- Trẻ sơ sinh - 6 tháng tuổi: 15mcg
- Trẻ 7 tháng - 3 tuổi: 20mcg
- Trẻ 4 -8 tuổi: 30mcg
- Trẻ 9-13 tuổi: 40mcg
- 14 tuổi trở lên: 55mcg
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: 60mcg

Mặc dù selen cần thiết cho sức khỏe nhưng nếu nạp quá nhiều có thể gây nguy hiểm. Trên thực tế, tiêu thụ selen liều cao có thể gây độc và thậm chí gây tử vong. 

#selen #tangcuongmiendich #tangdekhang #MALOQT #hethongyduocQTN


Chia sẻ :
Tin liên quan
TS.DS Nguyễn Trung Tường chia sẻ cách sử dụng Đại tràng QTN để chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh
03/04/2025
Trong video mới nhất, TS.DS Nguyễn Trung Tường sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Đại tràng QTN để giúp bạn cải thiện sức khỏe đường ruột một cách tối ưu.
MỪNG ĐẠI LỄ 30/4 – ƯU ĐÃI KHỦNG CHO KHÁCH HÀNG MỚI MUA SẢN PHẨM ĐẠI TRÀNG QTN
03/04/2025
Viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng... đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn? Đừng để những cơn đau quặn thắt hay tiêu hóa kém cản trở công việc và sinh hoạt hằng ngày.
Viêm đại tràng: Nhận diện dấu hiệu và giải pháp hỗ trợ
02/04/2025
Cùng tìm kiếm giải pháp được TS.DS Nguyễn Trung Tường, chuyên gia của Hệ thống Y Dược QTN chia sẻ ngay trong video dưới đây!
Hóa trị, xạ trị có làm suy giảm hệ miễn dịch không? Làm thế nào để bệnh nhân ung thư hồi phục nhanh hơn?
01/04/2025
Hóa trị và xạ trị là 2 phương pháp điều trị ung thư phổ biến, nhưng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến bệnh nhân dễ mắc nhiễm trùng.
Tại sao bệnh nhân ung thư cần tăng cường miễn dịch để sống khỏe mạnh?
01/04/2025
Hệ miễn dịch không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện và tiêu diệt một số tế bào ung thư.
Phòng ngừa bệnh sởi: Tiêm chủng đủ 2 mũi và chú ý tăng cường miễn dịch
31/03/2025
Việc tiêm vaccine đầy đủ là biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa bệnh sởi. Tuy nhiên, bên cạnh tiêm chủng, việc tăng cường hệ miễn dịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh sởi.
Chat Messenger Chat Zalo