Công ty Cổ phần QTN Group
Sức khỏe an tâm - Niềm vui lan tỏa
Hotline: 0326848379 Hệ thống cửa hàng

Danh sách thực phẩm quen thuộc giúp giảm rối loạn tiêu hóa


: 09/03/2025 - 27

Cuộc sống hiện đại với những thói quen, lối sống thiếu lành mạnh như ăn uống không hợp lý, uống rượu bia thường xuyên, lạm dụng kháng sinh, ít vận động, thường xuyên căng thẳng... có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.

Lúc này bạn nên ăn gì để cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa?

1. Ngũ cốc nguyên hạt

Gạo trắng hay gạo lứt? Bánh mì nguyên cám hay bánh mì trắng? Các bác sĩ cho rằng nếu bạn muốn ruột hoạt động tốt hơn, hãy chọn ngũ cốc nguyên hạt, vì chức năng tối ưu của ruột kết cần ít nhất 25g chất xơ mỗi ngày.

So với carbohydrate tinh chế, như bánh mì trắng và mì ống, ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất xơ, cũng như các chất dinh dưỡng bổ sung, ví dụ axit béo omega-3. Khi vi khuẩn đường ruột lên men chất xơ, chúng tạo ra axit béo chuỗi ngắn. Các phân tử này thúc đẩy chức năng thích hợp trong các tế bào lót ruột kết, nơi 70% tế bào miễn dịch của chúng ta sinh sống.

Mặc dù chế độ ăn ít carbohydrate để giảm cân rất phổ biến, nhưng việc tránh xa ngũ cốc hoàn toàn có thể không tốt cho vi khuẩn đường ruột có lợi phát triển nhờ chất xơ.

2. Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh, chẳng hạn như rau bina hoặc cải xoăn, là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, cùng những chất dinh dưỡng như folate, vitamin C, vitamin K và vitamin A. Nghiên cứu cho thấy, rau lá xanh cũng chứa một loại đường cụ thể giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi.

Ăn nhiều chất xơ và rau lá xanh giúp bạn phát triển hệ vi sinh đường ruột lý tưởng - nơi hàng nghìn tỷ sinh vật sống trong ruột kết.

3. Protein nạc

Những người bị hội chứng ruột kích thích hoặc ruột nhạy cảm nên ăn nhiều protein nạc. Tránh những thực phẩm giàu chất béo, bao gồm cả đồ chiên.

Thực phẩm nhiều chất béo có thể gây co thắt đại tràng. Hàm lượng chất béo cao trong thịt đỏ chỉ là một lý do để lựa chọn các thực phẩm lành mạnh hơn. Các chuyên gia cho biết, thịt đỏ cũng thúc đẩy vi khuẩn đường ruột sản xuất ra các hóa chất liên quan đến nguy cơ tắc nghẽn động mạch tăng cao.

4. Trái cây ít đường fructose

Nếu bạn là người dễ bị đầy hơi và chướng bụng, bạn có thể muốn thử giảm lượng fructose tiêu thụ hoặc đường trái cây. Một số loại trái cây như táo, lê và xoài đều có hàm lượng fructose cao.

Mặt khác, các loại quả mọng và trái cây họ cam quýt, chẳng hạn như cam và bưởi, chứa ít fructose hơn, khiến chúng dễ dung nạp hơn và ít có khả năng gây đầy hơi.
Chuối là một loại trái cây ít fructose khác, giàu chất xơ và chứa inulin, một loại chất xơ kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột.

5. Quả bơ

Quả bơ là siêu thực phẩm chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu, chẳng hạn như kali, giúp thúc đẩy chức năng tiêu hóa khỏe mạnh. Đây cũng là thực phẩm ít fructose, vì vậy ít có khả năng gây đầy hơi.


--------------------
🏥CÔNG TY CỔ PHẦN QTN GROUP - SỨC KHỎE AN TÂM, NIỀM VUI LAN TỎA
📍 Số 23, Liền Kề 8, Tổng cục 5, Tân Triều, Thanh Xuân, Hà Nội
⏱8h00-17h00
📞Hotline: 032 626 6601
#roiloantieuhoa #viemdaitrangQTN #inulin #nhathuocQTN


Chia sẻ :
Tin liên quan
TS.DS Nguyễn Trung Tường chia sẻ cách sử dụng Đại tràng QTN để chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh
03/04/2025
Trong video mới nhất, TS.DS Nguyễn Trung Tường sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Đại tràng QTN để giúp bạn cải thiện sức khỏe đường ruột một cách tối ưu.
MỪNG ĐẠI LỄ 30/4 – ƯU ĐÃI KHỦNG CHO KHÁCH HÀNG MỚI MUA SẢN PHẨM ĐẠI TRÀNG QTN
03/04/2025
Viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng... đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn? Đừng để những cơn đau quặn thắt hay tiêu hóa kém cản trở công việc và sinh hoạt hằng ngày.
Viêm đại tràng: Nhận diện dấu hiệu và giải pháp hỗ trợ
02/04/2025
Cùng tìm kiếm giải pháp được TS.DS Nguyễn Trung Tường, chuyên gia của Hệ thống Y Dược QTN chia sẻ ngay trong video dưới đây!
Hóa trị, xạ trị có làm suy giảm hệ miễn dịch không? Làm thế nào để bệnh nhân ung thư hồi phục nhanh hơn?
01/04/2025
Hóa trị và xạ trị là 2 phương pháp điều trị ung thư phổ biến, nhưng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến bệnh nhân dễ mắc nhiễm trùng.
Tại sao bệnh nhân ung thư cần tăng cường miễn dịch để sống khỏe mạnh?
01/04/2025
Hệ miễn dịch không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện và tiêu diệt một số tế bào ung thư.
Phòng ngừa bệnh sởi: Tiêm chủng đủ 2 mũi và chú ý tăng cường miễn dịch
31/03/2025
Việc tiêm vaccine đầy đủ là biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa bệnh sởi. Tuy nhiên, bên cạnh tiêm chủng, việc tăng cường hệ miễn dịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh sởi.
Chat Messenger Chat Zalo