: 24/02/2025 - 36
Đề kháng tốt sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tật và ngược lại, đề kháng yếu khiến bạn dễ mắc bệnh và lâu khỏi hơn, trải qua thời gian bị bệnh khó chịu hơn... Vậy những đối tượng nào cần chú ý tăng sức đề kháng nhất lúc này?
Những trẻ ở độ tuổi còn nhỏ, nhất là trẻ nhũ nhi, trẻ sinh non, trẻ không may có bệnh nền thường có hệ miễn dịch yếu nên nguy cơ mắc bệnh, ốm vặt cao hơn bình thường. Nếu chẳng may mắc bệnh cũng có gặp biến chứng hơn.
Nhóm đối tượng này có hệ miễn dịch suy yếu do tuổi tác ngày càng tăng. Tuổi cao rất nhạy cảm với virus, vi khuẩn... nên khả năng lây nhiễm bệnh do đề kháng kém càng lớn.
Nhóm này có sức đề kháng yếu do có bệnh nền, rất cần được chăm sóc cẩn thận, chú ý tăng cường miễn dịch để có sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật.
Dù là ốm nhẹ hay ốm nặng, vừa khỏi bệnh là giai đoạn chúng ta không thể chủ quan. Lúc này, cơ thể bạn còn yếu. Nếu chủ quan có thể tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn tấn công, bệnh trở nặng hơn. Do đó rất cần chú ý tăng đề kháng khi mới khỏi bệnh.
Dịch cúm lan rộng tại Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc, thời tiết nồm ẩm tại miền Bắc càng làm tăng lượng người bị bệnh. Những người sống ở khu vực này dù đã, đang hay chưa bị cúm cũng nên tăng cường miễn dịch để sẵn sàng chống lại virus, vi khuẩn xung quanh.
Khi mang thai, cơ thể người mẹ dễ bị suy giảm miễn dịch, nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm tăng cao. Nếu không may bị bệnh, nguy cơ biến chứng có thể xảy ra, đe dọa sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi.